Chắc hẳn “SEO là gì trong Marketing?” là một thắc mắc không chỉ các bạn mới chập chững vào nghề hay thậm chí các Marketer đã có kinh nghiệm vẫn chưa thật sự hiểu sâu về nền tảng theo thiên hướng kỹ thuật này trong Marketing. Hôm nay ATP Academy sẽ làm sáng tỏ SEO là gì trong Marketing để giúp bạn không còn mơ hồ khi gặp phải khái niệm này nữa nhé.
SEO là gì trong Marketing?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”. Đây là một mảng nhỏ nằm trong lĩnh vực Digital Marketing đang được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay và đã trở thành một nghề với chuyên môn và nghiệp vụ bài bản. Một nhân viên SEO có nhiệm vụ làm cho một trang web nào đó xuất hiện đầu tiên hoặc top 10 trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cococ,…thông qua việc sắp xếp và tối ưu hóa các từ khóa (keyword) trong bài viết. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin về bất cứ sản phẩm nào trên Google.
Mục đích chính của SEO trong Marketing
Bằng cách nâng cao thứ hạng của một bài viết trong website trên công cụ tìm kiếm, SEO trong Marketing sẽ giúp bạn:
- Nắm bắt những nội dung mà khách hàng đang tìm kiếm online để bạn có thể tạo Content cho bài viết chất lượng cao nhằm đáp ứng mục đích của họ.
- Tạo một trang web theo đúng quy luật để các công cụ tìm kiếm có thể nhận thấy, lập chỉ mục và hiểu nội dung của nó, qua đó xếp hạng cao nhất cho trang web này.
- Thêm vào đó, áp dụng bài viết chuẩn SEO là một cách hoàn hảo để tăng tính tương tác, tăng số lượng người truy cập của một trang web thông qua việc làm cho nó thân thiện dễ sử dụng với người dùng, nhanh hơn và dễ điều hướng hơn.
Nghề SEO trong Marketing là gì?
Hãy lấy ví dụ rằng công ty của bạn đang kinh doanh các dòng son Hàn Quốc, muốn mở rộng tập khách hàng trên nền tảng trực tuyến qua website hoặc sàn TMĐT. Khi một khách hàng nào đó có nhu cầu mua son, họ sẽ truy vấn (search) trên công cụ tìm kiếm của Google các từ khóa có liên quan đến son (lipstick, son Hàn Quốc, Mẫu son đang hot,…). Google sẽ trả lại top 10 kết quả ở trang đầu tiên. Và đây, nhiệm vụ của một nhân viên SEO chính là dùng những kỹ thuật, kỹ năng của mình để tối ưu, đẩy website hoặc bài viết của công ty xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm với từ khóa mong muốn.
Đó cũng chính là lí do khiến cho SEO trở thành công việc mang tính cạnh tranh cao, bởi bạn vừa phải nắm bắt và phân tích những quy luật đánh giá trang web của ông chủ Google, vừa phải tạo một content chất lượng, sử dụng chính xác từ khóa để tiếp cận với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn còn phải đánh thắng được những đối thủ khác, đi trước đón đầu họ.
> Tìm hiểu khoá học đào tạo SEO thực chiến tại ATP Academy từ cơ bản đến nâng cao.
Phân biệt giữa SEO và SEM trong Marketing
Một khi đã tìm hiểu về SEO, chắc hẳn các bạn cũng sẽ bắt gặp thuật ngữ SEM. Thực chất, hai công cụ này hoàn toàn khác nhau, nhưng lại hỗ trợ cho nhau một cách đắc lực cho doanh nghiệp trong dự án Digital Marketing của mình. Vậy làm sao để phân biệt được hai khái niệm này?
SEO – như đã được trình bày ở trên thực chất được xem là một phần của SEM, là chiến thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoàn toàn miễn phí. SEO được thiết lập dựa trên hai hoạt động chủ chốt: trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page).
* On-page bao gồm các kỹ thuật như:
- Chú ý vào việc thiết lập meta data, chứa thẻ tiêu đề (page title tag), thẻ mô tả (meta description tag), thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh, đồng thời sử dụng tối ưu các từ khóa quan trọng.
- Kỹ thuật nghiên cứu từ khóa cũng được chú trọng để nâng cao sác xuất tìm kiếm đúng của người dùng.
- Tối giản hóa URL trang và các từ khóa chọn lọc được định dạnh hiệu quả.
- Tốc độ tải trang nhanh.
- Kết hợp chia sẻ xã hội trong content của bài viết.
* Off-page gồm các kỹ thuật như:
- Thiết lập các liên kết (Link building) để thu hút và có được inbound links tốt (các backlink này quyết định phần lớn hiệu quả của SEO off-page).
- Tận dụng từ mạng xã hội (ví dụ:dẫn đường liên kết đến một trang web từ chia sẻ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Insta, Tiktok,..)
- Thu hút chú ý từ các trang web nổi bật như Facebook, Youtube, Phimmoi,…
Về phần SEM, bạn sẽ có được thứ hạng hiển thị cao trên các lượt tìm kiếm nếu như bạn trả phí cho nhà điều hành các công cụ tìm kiếm như Google. Nói cách khác, đây là dạng quảng cáo trả tiền cho mỗi lần click chuột (pay-per-click). SEM giúp doanh nghiệp chủ động hướng vào khách hàng tiềm năng, bằng việc quảng cáo và từ khóa liên quan với truy vấn tìm kiếm của họ. Và loại quảng cáo này hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bên cạnh danh sách không phải trả tiền. được gắn mác “được tài trợ”, SEM đem đến cho bạn cơ hội để thực hiện hiệu quả nhất việc hiển thị của các trang web, landing page, bài viết blog,…mà bạn đang đầu tư.
Lợi ích của SEO trong Marketing là gì?
Mỗi năm, cư dân mạng trên thế giới thực hiện hàng tỷ lượt tìm kiếm trên Google. Đây quả là một nguồn thông tin về thói quen, văn hóa của từng tập khách hàng mà các doanh nghiệp không thể nào bỏ lỡ. Nhờ có SEO, việc phân loại thị trường và nhắm chính xác vào khách hàng mà mình đang theo đuổi trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, SEO cung cấp một lượng lớn database về khách hàng để phục vụ cho các mảng khác trong một chiến dịch Marketing. Kết quả kinh doanh online của bạn có đạt được hiểu cao hay không một phần phụ thuộc vào mức độ tiếp cận khách hàng của bạn qua mỗi cú click chuột.
Nếu bạn đang sở hữu một trang web, blog hay kênh bán hàng trực tuyến. SEO như những poster giăng khắp lối giúp ghi dấu ấn trong tâm lý người tiêu dùng đang tìm kiếm thông tin trên Google. Nếu hai trang web bán cùng một mặt hàng, trang web nào áp dụng SEO hiệu quả hơn sẽ có được số lượng người ghé thăm nhiều hơn, đặc biệt là các trang nằm trong top 5 của trang tìm kiếm đầu tiên
Những hạn chế của SEO trong Marketing
Bên cạnh những lợi ích và hiệu quả mà SEO trong Marketing mang lại cho chủ sở hữu, ATP Academy sẽ chỉ ra những mặt hạn chế của công cụ này để bạn có thể tránh cũng như tìm cách khắc phục. Những nhược điểm đó có thể kể đến như:
Mất thời gian dài để đầu tư, chi phí cơ hội bị ảnh hưởng
Một chiến lược cho SEO không thể hiệu quả trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều thời gian. Thậm chí có thể mất vài tháng để bài viết của chúng ta leo lên top đầu trên trang tìm kiếm. Như vậy nếu có một dịch vụ chạy SEO với cam kết bài viết của bạn sẽ lên top chỉ trong 1 – 2 ngày mà không mất quá nhiều chi phí, hãy cẩn thận đó là lừa đảo nhé. Chính vì vậy, phương pháp này phù hợp cho những doanh nghiệp kiên nhẫn với chiến lược Marketing dài hơi. Tuy nhiên kết quả mang lại là cực kì xứng đáng và bền vững.
Đối thủ cạnh tranh mạnh lên
Như đã đề cập ở trên, ngành SEO này luôn mang tính chất cạnh tranh rất cao bởi nó hiện đang được biết đến và ứng dụng rất rộng rãi. Trên thị trường không phải có một vài mà có hàng ngàn trang web cùng bán một sản phẩm dịch vụ giống nhau. Khi bạn đạt được thành quả ấn tượng gây tiếng vang, các đối thủ khác sẽ tìm cách thay đổi chiến thuật Marketing để vượt mặt bạn. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần phải đầu tư vào nghiên cứu và tìm hiểu những khoá học đào tạo SEO chuẩn chỉnh để cải thiện tay nghề cho đội ngũ Marketing của mình nhé.
SEO không phải là tất cả
Nếu như bạn chỉ sử dụng đơn thuần những công cụ chuẩn SEO mà không quan tâm những yếu tố khác, chiến lược viral cho website của bạn chắc chắn không thể khả quan được. Các yếu tố khác cũng cần được chú trọng như:
– Content bài viết phải hay, chất lượng, giúp người dùng dễ đọc, dễ hiểu, bám sát keyword.
– Thiết kế trang web của bạn phải thật bắt mắt và ấn tượng, cùng giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Đảm bảo tốc độ trang phải mượt mà.
– Có hệ thống CRM để biến khách tiềm năng từ từ chuyển đổi sang khách hàng thật, đem về doanh thu sản phẩm.
– Có kế hoạch thu hút người dùng theo đúng chân dung khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn.
Sự biến đổi liên tục trong thuật toán của Google
Google có một đội ngũ rà soát cũng như hệ thống nhân tạo vô cùng thông minh, chúng không ngừng cập nhật và biến đổi các quy luật vận hành từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao. Google còn có những đợt rà soát và cập nhật đột ngột nhằm đào thải bớt những web kém chất lượng ra khỏi danh sách tìm kiếm. Nếu bạn không cập nhật hàng ngày những biến đổi ấy, bạn rất dễ bị thụt lùi và mất hiệu quả trong công cuộc chạy SEO của mình.
Quy trình cơ bản khi làm SEO Marketing
SEO bao gồm nhiều kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều người tìm hiểu dễ bị bỏ cuộc vì lo ngại sựu phức tạp và khó hiểu. Nhưng đừng lo, hãy tham khảo quy trình cơ bản bên dưới để có cái nhìn tổng quát hơn nhé.
- Nghiên cứu keywords:
Tìm ra keywords bằng các công cụ miễn phí và trả phí. Nói cách khác, bạn phải hiểu khách hàng đang muốn tìm kiếm điều gì và bạn có sở hữu cái khách hàng cần hay không. - Trình bày và sáng tạo Content:
Hãy xây dựng ngay content cho bài viết dựa trên các keyword mà bạn có trước đó. - Onpage:
Bổ sung các từ khóa, thẻ heading, tiêu đề, hình ảnh,..cho các nội dung mà bạn đã triển khai - Offpage:
Thiết lập Backlink với độ tin cậy cao và thúc đẩy cho các URL chủ lực SEO - Rà soát kết quả:
Luôn theo dõi kết quả và lập các mục tiêu kế tiếp phù hợp với kết quả mà bạn nhận được. - Tối ưu hóa nâng cao:
Phải hiểu rằng việc giữ top khó hơn leo top rất nhiều, vậy nên cần không ngừng nâng cao kỹ thuật SEO để không bị rớt lại. - CRO – Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi:
Mục tiêu cuối cùng của SEO là thương hiệu và doanh số. Hãy không ngừng tối ưu CRO để quá trình SEO của bạn trở nên thành công.
> Xem thêm Cách đặt backlink hiệu quả mới nhất 2021
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết này của ATP Academy, bạn đã tự mình trả lời được câu hỏi SEO là gì trong Marketing rồi phải không nào? Chúc bạn sẽ tìm được cho mình hướng đi đúng và hiệu quả trong công cuộc xây dựng chiến lược Marketing nói chung và ứng dụng SEO nói riêng để thu hút khách hàng về tay mình và đạt được doanh thu mơ ước nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Nếu bạn cần tư vấn về SEO Marketing, khoá học đào tạo SEO trong Marketing, liên hệ tư vấn tại ATP Academy để được hỗ trợ:
Link Facebook: https://www.facebook.com/khanhnhi1312/