Content không gói gọn ở bất kỳ một hình thức nào, hay được quy định là do những ai làm ra, đôi khi, những nội dung không phải do thương hiệu tạo ra lại có tốc độ Viral hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy để ATP Academy giới thiệu đến bạn User Generated Content – một hình thức Content mà chúng ta luôn gặp hàng ngày, nhưng lại không để ý nhiều đến sức mạnh của nó.
Chắc hẳn bất kỳ ai khi mới tìm hiểu về Content Marketing đều rất bỡ ngỡ bởi rất nhiều khái niệm mới, và để ghi nhớ, thực hành được hết những vấn đề xoay quanh Content là rất khó, bởi mọi nội dung mà chúng ta tiếp xúc trong đời sống, công việc, giao tiếp hàng ngày đều là một loại Content.
User Generated Content – UGC là gì
Khái niệm User Generated Content – UGC

User Generated Content – UGC là loại content được tạo ra bởi Audience của một thương hiệu (người có thể là khách hàng hoặc không). Để có được loại Content này, thương hiệu phải khiến họ chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu bằng nhiều cách khác nhau.
Trung bình một người có: 11 – 12 mối quan hệ mật thiết, khoảng 150 mối quan hệ xã hội, và từ 500 – 1500 mối quan hệ lỏng lẻo khác… Vì thế, người tiêu dùng thường có khuynh hướng tìm lời khuyên từ bạn bè tin cậy. Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó họ sẽ kể cho ít nhất 4 người nữa nghe. Và khi không thích một sản phẩm hay dịch vụ nào đó họ sẽ sẵn sàng truyền tai cho 12 người khác.
Bởi vậy, việc “làm thân” với khách hàng và khiến họ tạo ra Content hữu ích cho thương hiệu sẽ đem lại những tác động rất lớn đến hành vi mua hàng của chính họ và những người dùng khác.
Theo như một số liệu thống kê của Econsultancy, thì “ 61% khách hàng đọc các review online trước khi thực hiện hành động mua hàng”, và “ 63% khách hàng có nhiều khả năng thực hiện hành động mua hàng trên site có các review của người dùng trước hơn”.
Lợi ích của User Generated Content đối với thương hiệu

Hãy liên hệ với thực tế khi bạn đặt hàng tại Shopee. Mình sẽ chẳng bao giờ mua đồ của shop nào chưa có bất kỳ một review nào phía dưới. Khi vào xem bất kỳ 1 sản phẩm nào, đọc review nếu toàn những lời chê bai, chắc chắn là lượn ngay ra khỏi shop đó. Nhưng ngược lại thì sao, nếu toàn feedback tốt, kèm hình ảnh đầy đủ, quà tặng kèm hấp dẫn, chẳng có lý do gì khiến chúng ta chần chừ nữa cả.
Như vậy, tác động của User Content đến doanh số là rất lớn, nếu tận dụng tốt loại Content này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được mục tiêu bán hàng và biến người dùng thành khách hàng của thương hiệu.
Tận dụng User Generated Content như thế nào khi kinh doanh??
Có rất nhiều cách kích thích người dùng tạo ra Content cho thương hiệu, quan trọng là phải hướng khách hàng theo hướng tích cực, vì User content cũng là con dao hai lưỡi. Thử nhớ lại vụ ầm ĩ giữa Resort Aroma và Khoa Pub cách đây hơn 1 năm, chỉ một video review mà doanh nghiệp này đã nhận về hàng loạt đánh giá 1 sao, mất top trên Google, chịu hàng loạt chỉ trích từ cộng đồng. Hậu quả là thương hiệu mất uy tín trong mắt người tiêu dùng.
3 dạng User Generated Content thường gặp nhất
User Generated Content thể hiện qua review, chứng thực từ người dùng

Review hay Feedback từ người dùng là hình thức User Generated Content phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ một thương hiệu hay người bán hàng nhỏ lẻ nào cũng muốn show hết review của khách hàng ra để xác thực cho người dùng biết về chất lượng sản phẩm của họ.
Các trang thương mại điện tử, chẳng hạn như Shopee có chính sách hỗ trợ 100 xu cho người dùng khi để lại review cho mỗi sản phẩm sau khi mua hàng. Điều này kích thích người dùng để lại các bình luận chân thực về sản phẩm mà họ đã mua và nhận được.
Khi đưa nội dung review ra cho những người dùng khác nhìn thấy, thương hiệu chẳng cần phải tạo ra những Content quảng cáo và chứng thực cho sản phẩm của mình nữa, bởi lời xác nhận từ những khách hàng đã sử dụng chính là lời chứng thực đáng tin cậy nhất.
Tương tự như vậy, đối với các sản phẩm, dịch vụ khác, thường thương hiệu sẽ tạo ra các nút để người dùng có thể để lại review, feedback sau khi trải nghiệm. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu vẫn chọn lọc ra những đánh giá tốt để hiển thị, và che giấu đi những bình luận tiêu cực. Bởi họ biết rõ được cái lợi và cái hại từ Review của khách hàng.
Tận dụng User Generated Content bằng cách tạo ra các cuộc cạnh tranh

Có nhiều thương hiệu đã tổ chức ra rất nhiều cuộc thi thiết kế, dựng video, sáng tạo nội dung,… nhằm thu hút sự chú ý của người dùng và kêu gọi sự tương tác với thương hiệu.
Đây là phương thức rất phổ biến, cho phép người dùng có thể sáng tạo ra nhiều nội dung mới mẻ, đóng góp vào kho nội dung và ý tưởng của thương hiệu. Tham gia các cuộc cạnh tranh này, họ có cơ hội nhận về giải thưởng, đem sản phẩm, ý tưởng của mình public cho nhiều người biết đến và có thể là bàn đạp cho những ai có định hướng công việc liên quan đến sáng tạo trong tương lai.
Còn các thương hiệu, họ được gì khi tổ chức những cuộc cạnh tranh này??
Thứ nhất, chính là ý tưởng. 1 người sáng tạo, không thể bằng hàng trăm, hàng nghìn người cùng sáng tạo. Đặc biệt, các tác phẩm được làm ra trong khuôn khổ cuộc thi đều được các thương hiệu toàn quyền quyết định. Kho ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp các thương hiệu có được nhiều sáng tạo hơn cho những chiến dịch sắp tới.
Thứ hai, thông qua các tác phẩm, họ biết được người dùng cần gì về sản phẩm, dịch vụ, mong muốn và khát khao mà người dùng thể hiện đối với thương hiệu. Từ đó, dễ dàng nắm bắt được tâm lý và hành vi, có kế hoạch để phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Các bài chia sẻ kèm lời bình trên mạng xã hội – User Generated Content

Nút “SHARE” thần thánh chính là yếu tố tạo nên “Viral” siêu mạnh trên Mạng xã hội. 1 người Share sẽ có hàng trăm, hàng nghìn người nhìn thấy. Hàng trăm hàng nghìn người đó lại Share cho hàng trăm, hàng nghìn người khác. Cấp độ “Viral” của mạng xã hội rất khủng nếu như nội dung của bài viết đánh trúng tâm lý của người dùng. Vì vậy, tận dụng tính chất này, các thương hiệu nên nghiên cứu kỹ Insight và cảm xúc, tâm lý, hành vi khách hàng qua mỗi hành động của họ trên mạng xã hội để tạo ra được những nội dung có tính “Viral”.
=> Xem thêm: Ebook: 8 trạng thái và 32 cung bậc cảm xúc
Tuy nhiên, cũng giống như việc để khách hàng tự do để lại Review, việc “Share” nội dung kèm lời bình cũng sẽ mang đến cả những tích cực và tiêu cực cho thương hiệu. Vì vậy, cần thận trọng trong việc sáng tạo nội dung, dự báo trước được những ảnh hưởng và định hướng cho các trường hợp sẽ xảy ra khi tận dụng User Generated Content.
Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:
SĐT/Zalo: 039.8466.445 (Miss Dung)
Facebook: Thanh Dung