Khóa học HOT tháng 01: 
Coaching 1:1 - "Đào tạo Xây dựng thương hiệu cá nhân"
Coaching 1:1 - "Đào tạo Xây dựng cộng đồng Facebook"
Ebook "TRANG BỊ NĂNG LỰC VÀ TƯ DUY TRIỆU ĐÔ" - Trần Thịnh Lâm (199.000đ)
Ebook "Tất tần tật về TikTok Profile"  - Phan Toàn (Giá Pre-order: 199.000đ)
Facebook Foundation - "XÓA MÙ FACEBOOK" (Giá Pre-Order: 999.000đ)
Combo Content Foundation - Học Content Từ Con Số 0
LIÊN HỆ NGAY
ATP Academy - Nâng Tầm Tri Thức
  • Trang chủ
  • Khoá học
    • Đào tạo Coaching 1:1
      • Gói Coaching xây dựng Thương hiệu cá nhân 1:1
      • Gói hỗ trợ xây dựng cộng đồng Facebook 1:1
    • Khoá học dạy Online
      • Khóa học Zalo Profile
      • Khóa học Content Foundation – Social Marketing
    • Khoá học đóng gói
      • Khóa học Facebook Foundation – “Xóa mù Facebook “
      • Khóa học SEO Foundation
      • Combo khóa học Content Marketing
      • Khóa học “Đào tạo kỹ năng viết bài Website”
      • Combo 10 khóa học kinh doanh Trần Thịnh Lâm
  • Bảng giá
  • Dịch vụ
    • Thiết kế Website
    • Thiết kế Landing Page
    • Dịch vụ chăm sóc Website
    • Dịch vụ Backlink
    • Dịch vụ viết Content
  • Blog
Khóa học HOT tháng 01: 
Coaching 1:1 - "Đào tạo Xây dựng thương hiệu cá nhân"
Coaching 1:1 - "Đào tạo Xây dựng cộng đồng Facebook"
Ebook "TRANG BỊ NĂNG LỰC VÀ TƯ DUY TRIỆU ĐÔ" - Trần Thịnh Lâm (199.000đ)
Ebook "Tất tần tật về TikTok Profile"  - Phan Toàn (Giá Pre-order: 199.000đ)
Facebook Foundation - "XÓA MÙ FACEBOOK" (Giá Pre-Order: 999.000đ)
Combo Content Foundation - Học Content Từ Con Số 0
LIÊN HỆ NGAY
ATP Academy - Nâng Tầm Tri Thức

Bounce Rate là gì? Bounce Rate ảnh hưởng như thế nào đến SEO Website?

Phần mềm Facebook
Phần mềm Zalo/ ZNS
Phần mềm SEEDING
KHOÁ HỌC SEO
KHOÁ HỌC CONTENT MKT
TÀI LIỆU DIGITAL MARKETING
ATP Software Kiến thức Web
Thanh DungBởiThanh Dung
28 Tháng Sáu, 2021
91
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter
Vote nếu thấy hữu ích post

Bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng trong SEO, dựa vào đây bạn có thể biết được chất lượng website mình có tốt hay không? Vậy Bounce rate là gì (hay tỷ lệ thoát trang là gì) và làm thế nào để tối ưu được tỷ lệ thoát ở mức thấp nhất? Cùng ATP Academy tìm hiểu trong bài viết này nhé

Mục lục

  • Bounce Rate là gì?
  • Tại sao người dùng lại thoát trang?
  • Google Analytics tính toán Bounce Rate như thế nào?
    • Công thức tính tỉ lệ Bounce Rate của một trang web
    • Tỷ lệ Bounce Rate của một website
  • Công thức tính của Bounce Rate
  • Cách để giảm Bounce Rate trên WordPress
      • Tối ưu trên di động
      • Redirect trang lỗi 404
      • Bài viết có format tốt
  • Kết luận

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là thuật ngữ dùng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một trang website nào đó. Bounce Rate đại diện cho tỉ lệ khách truy cập vào trang web và rời khỏi ngay sau đó thay vì xem thêm các trang khác trong website ấy. Bounce Rate được xem như là một chiếc thước đo hiệu quả của một website, khuyến khích người dùng xem các trang khác trong website ấy. Chúng ta có định nghĩa chính xác về Bounce Rate đó là: Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm của số lần truy cập trang duy nhất, trong đó chỉ có một Gif request được gửi về cho Google Analytics. Bounce Rate chính vì vậy mà được xem như một thông số để xác định tính hiệu quả của website.

bouncerate2 1577960183

Check Bounce Rate trên Google Analytics

Tại sao người dùng lại thoát trang?

Trước khi chúng tôi thực hiện các bước cụ thể để giảm Bounce Rate. Điều quan trọng là phải hiểu những lý do phổ biến nhất khiến mọi người thoát ra.

Trang không đáp ứng mong đợi

Ví dụ: bạn đang tìm kiếm một máy xay mới, nhưng chi phí có hạn nên bạn muốn được miễn phí vận chuyển (ai mà từ chối free ship nhỉ). Vì vậy, bạn Google “mua máy xay sinh tố miễn phí vận chuyển”.

Kết quả tìm kiếm hiển thị “mua máy xay miễn phí”có một quảng cáo nói rằng hãng N có giao hàng miễn phí. Vì vậy, bạn nhấp vào.

Nhưng khi bạn nhấp vào quảng cáo, thay vì được dẫn qua trang đích về các công cụ xay trộn khác nhau, bạn lại đang xem trang chủ của website.

Bạn sẽ làm gì? Quay trở lại Google để tìm một trang mà 100% về máy xay ngay và luôn mà truy cập, và Bounce Rate từ đây mà ra chứ còn gì nữa. 🙂

Thiết kế xấu

Thiết kế xấu hoàn toàn có thẻ gây nên tỷ lệ Bounce Rate rất cao! Chúng ta hay nói về đừng yêu một quyển sách qua bìa của nó nhưng mà bìa sách xấu, trình bày xấu thì ơn giời, nút thoát ra đây rồi.

Hầu hết tất cả mọi người sẽ đánh giá trang web của bạn dựa trên thiết kế trước tiên và nội dung là thứ hai.

Vì vậy, nếu trang web của bạn trông lằng nhằng, xưa cũ và cả nhạt nhẽo nữa thì chúc mừng bạn và tỷ lệ Bounce Rate của bạn. 🙂

UX xấu

Có khả năng trang web của bạn sẽ trông đẹp. Những bìa sách đẹp mà chữ nhỏ lít nhít, trình bày lỗi này lỗi nọ thì người đọc cũng chẳng đọc hết cho nổi.

Trang web của bạn cũng cần phải siêu dễ sử dụng. Và mọi người càng dễ đọc và điều hướng xung quanh trang web của bạn. Thì khi đó tỷ lệ thoát của bạn sẽ càng thấp.

Trang của bạn cần cung cấp cho người dùng những gì họ đang tìm kiếm: Điều này đúng. Không phải tất cả các lần thoát trang đều là dấu hiệu xấu. Trên thực tế, một lần thoát có thể là một dấu hiệu cho thấy trang của bạn đã cung cấp cho người xem chính xác những gì họ muốn một cách nhanh chóng.

Ví dụ, hãy để nói rằng bạn đang tìm kiếm một công thức nấu cà tím nướng mới. Và bạn xem trên trang công thức có mọi thứ bạn cần để thực hiện công thức này: thành phần, hướng dẫn chi tiết và hình ảnh. Vì vậy, ngay sau khi bạn hoàn thành nấu món cà tím, bạn đóng trang.

Mặc dù phiên đơn này về mặt kỹ thuật là một lần bounce, nhưng đó không phải vì trang web bị lỗi do thiết kế xấu hoặc tối ưu UX xấu. Đừng quá lo lắng!

Google Analytics tính toán Bounce Rate như thế nào?

Công thức tính tỉ lệ Bounce Rate của một trang web

Bounce Rate của trang web= tổng lượng thoát (Bounce) trong một khoảng thời gian/ Tổng số lần truy cập (entrance) trong khoảng thời gian đó.

Bounce Rate là số lượng truy cập trang chỉ duy nhất và một truy cập chỉ có duy nhất một Gif request được gửi về cho Google Analytics.

Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trong trang của bạn.

Tỷ lệ Bounce Rate của một website

Bounce Rate trong SEO là chỉ số giúp cho bạn đo lường chất lượng traffic đến website hoặc landing page của bạn. Nếu như Bounce Rate quá cao chứng tỏ rằng trang đó không còn phù hợp với người dùng nữa. Đối với kinh doanh mà nói chứng tỏ rằng đó không phải là khách hàng tiềm năng của bạn.

Công thức tính của Bounce Rate

Bounce Rate = Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website / Tổng số lượt truy cập vào website

Như vậy, Bounce Rate được tính khi (sau khi chỉ xem duy nhất 1 trang trên website của bạn) :Bounce Rate là gì? - blog-xtraffic.pep.vnBounce Rate là gì? - blog-xtraffic.pep.vnBounce Rate là gì? - blog-xtraffic.pep.vn

  • Người dùng nhấp chuột đến 1 trang khác bên ngoài (không phải website của bạn)
  • Đóng window hoặc tab trên trình duyệt (browser)
  • Truy cập đến 1 trang khác bằng cách gõ URL trên trình duyệt
  • Nhấn vào nút “Back” trên trình duyệt (hoặc chức năng tương tự) để thoát khỏi website của bạn
  • Session bị hết hạn, thông thường Session có thời hạn từ 30 phút đến 1 tiếng

Liên quan đến vấn đề Session bị hết hạn, một công thức mới để tính Bounce Rate mang tính chính xác hơn :

Bounce Rate = Số lượt truy cập chỉ xem 1 trang trên website / Tổng số lượt truy cập vào website có thời gian lớn hơn hoặc bằng thời gian nạp trung bình

Trong trường hợp Session có thời hạn là 30 phút, nếu người dùng chỉ xem 1 trang trên website của bạn rồi thoát ra, thì lúc này lượt truy cập đó sẽ được tính vào làm tăng tỷ lệ Bounce Rate. Còn trong trường hợp người dùng xem 1 trang trên 30 phút rồi chuyển đến 1 trang khác, thì cách tính thứ 1 vẫn tính vào Bounce Rate làm tăng tỷ lệ Bounce Rate, còn cách tính thứ 2 thì không làm tăng tỷ lệ Bounce Rate của website.

Cách để giảm Bounce Rate trên WordPress

1. Hãy chia sẽ mang lại lợi ích gì đó cho người dùng

Event tặng Premium WordPress Theme

Cuộc sống là chia sẻ kể cả trên internet cũng thế.

Thay vì suốt ngày viết bài chuẩn SEO nhàm chán, mà đôi khi người dùng cũng không cần đến nó.

Hãy tạo những event hoặc đơn giản là tặng họ cái gì đó có ý nghĩa với họ.

Ví dụ: Dạo này Diều Hâu đã có thêm mục “Tài Nguyên Miễn Phí“, mục đích chia sẻ nhiều công cụ hay tài nguyên FREE đến cho các bạn.

Mặc dù kiến thức là quan trọng, nhưng công cụ và tài nguyên cũng quan trọng không kém.

Hãy tạo cho cho người dùng có lý do để đến với blog của bạn hơn.

Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ còn hơn thế nữa.

2. Tối ưu tốc độ tải trang

tang-toc-wordpress

Trong thời đại 4.0 này một website chậm như rùa bò không nên tồn tại.

Nhất là trong thời đại mobile first index thì performance càng quan trọng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu website load mất >3s, tỉ lệ thoát sẽ cao hơn.

Một số nguồn đáng tin cậy bạn có thể tham khảo:

1.Tại sao tốc độ lại quan trọng đến vậy bởi Google

2.Nghiên cứu mới nhất về tốc độ tải trang trên mobile – Think with Google.

3.Tốc độ tải trang trung bình năm 2018 của MachMeTrics

Vậy làm thế nào để biết được website bạn có đủ nhanh hay không?

Điều đầu tiên chính là cảm nhận của người dùng, hãy thử mở ẩn danh hoặc một trình duyệt mới.

Nếu nó đủ nhanh thì bạn chỉ cần đếm đến 3 là nó đã load xong rồi đó.

Ngoài ra có một số công cụ để test như:

  • Google Page Speed
  • Pingdoom
  • Lighthouse

Chúng ta đang chơi trên sân của Google nên tốt nhất, ưu tiên mấy công cụ GG nha.

Tham khảo ngay hướng dẫn tăng tốc WordPress toàn tập từ A-Z cho Beginner

Dùng Cache Plugin là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả cho mọi website.

so sanh wp rocket vs swift performance 1

Nó giúp giảm tải trên server và website sẽ load nhanh hơn trên browser người dùng.

Tôi đã có bài so sánh Swift Performance và WP Rocket – đâu là cache plugin tốt nhất

Hiện thì mình đã chuyển sang dùng Swift Performance, vì cảm nhận nó thực sự tốt.

Review Swift Performance Plugin

Cải thiện tốc độ trang web của bạn và bounce rate giảm xuống.

3. Sử dụng plugin nén hình ảnh

Nén ảnh sẽ không chỉ giúp tải trang nhanh hơn, mà còn làm giảm tải trên máy chủ cũng như hạ bounce rate.

TinyPng chính là công cụ free mà dành cho bạn, dùng khá tốt có thể giảm đên 80% kích thước ảnh

tinypng cong cu nen anh

Nếu bạn thích sử dụng plugin để nén ảnh giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn (chỉ cần click)

Bạn có thể cài đặt WP SmushIt. Bạn thậm chí có thể sử dụng cả hai lựa chọn .

Nén hình ảnh với tinypng trước khi tải lên, và với WP SmushIt sau khi bạn tải chúng.

Nếu bạn muốn sử dụng nhiều plugin để nén ảnh hơn thì có thể tham khảo bài viết 6 plugin nén ảnh tốt nhất hiện nay.

4. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Bên cạnh thời gian tải trang, có một số cách khác để cải thiện trải nghiệm của khách truy cập khi họ đến trang web hoặc blog của bạn.

Tối ưu trên di động

google amp

Bây là đã thời buổi mobile-first index, nói ngắn gọn là google sẽ ưu tiên hoặc đánh giá cao hơn với những website có tốc độ và trải nghiệm tốt trên di động.

Nếu bạn có chưa biết về nó hãy đọc 5 Bước tối ưu hóa website để bắt kịp xu thế mobile-first index

Nếu người dùng đang sử dụng một thiết bị di động để truy cập vào website, họ muốn đến trên một trang được tối ưu trên di động.

Bạn cần đảm bảo rằng trang WordPress của mình được tối ưu trên thiết bị động, tốt nhất là có giao diện mobile.

Hoặc bạn nên cài đặt Google AMP, nó sẽ mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới trên di động.

Nhanh hơn tương tác dễ dàng hơn chính là điều AMP nhắm đến.

Redirect trang lỗi 404

404error 1

Hãy chắc chắn rằng tất cả trang 404 được chuyển hướng đến một trang khác có ích hơn.

Nếu không thì họ sẽ nhấn nút BACK và bounce rate sẽ tăng lên.

Chúng tôi đã hướng rất chi tiết cách xử lý Lỗi 404 để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm dành cho những bạn quan tâm.

Cách đơn giản nhất là sắm Yoast SEO Premium có sẵn tính năng redirect

Đừng bỏ qua việc chuyển hướng trang 404 để giảm tỉ lệ thoát.

Bài viết có format tốt

Các trang cần dễ đọc cho người dùng thuộc mọi lứa tuổi.

Phông chữ không được quá nhỏ cũng không quá to và phải rõ ràng.

Đoạn văn khóa quá dài (20 từ), Heading và Subheading được phân bổ đều.

Trong bài nên có Bullet, Table Of Content để dễ dàng tìm những gì cần.

5. Cải thiện liên kết nội bộ

outboundlinks1 1

Liên kết nội bộ chính là một trong những cách TỐT NHẤT để giảm bounce rate.

Vì sao ư? Vì khi người dùng bấm vào liên kết nội bộ chứng tỏ nội dung của bạn đang thực sự có giá trị đến người dùng.

Một mặt càng làm cho Link đó mạnh hơn. Càng giúp bạn giảm tỉ lệ thoát.

Nếu bạn điều hướng người dùng tốt còn giúp bạn có tỉ lệ chuyển đổi tốt trên cửa hàng trực tuyến.

Họ sẽ tiếp tục đọc nhiều hơn trên website bạn. Quá tốt phải không?

Nên nhớ hãy đi link nội bộ thật tự nhiên và liên quan tới những gì bạn đang viết.

6. Tăng sự tương tác

Nếu muốn giảm bounce rate, hãy khiến người dùng tốn thời gian trên website bạn.

quiz questions

Hãy làm nội dung trên website bạn đa dạng hơn như: Video, Infographic, Quiz..

Hãy kết hợp những nội dung với nhau khiến người dùng ở lại trên website lâu hơn.

Ngoài ra sử dụng cộng đồng (forum) cũng là một cách khá hay.

Một số plugin WordPress giúp tạo ra các yếu tố tương tác trên blog của bạn như:

  • Wedgies
  • PollDaddy
  • Hypotext

7. Bài viết liên quan

related post dieuhau

Cũng như liên kết nội bộ, Related Post giúp cung cấp thêm những nội dung có liên quan đến cho người đọc

Đây cũng là một cách hoàn toàn khá phổ biến hiện nay.

Đa phần thì hiện nay theme nào cũng có hỗ trợ phần này.

Related post thường có cùng tag hoặc category với bài viết

Một số plugin WordPress bạn có thể sử dụng cho việc này, nếu theme không hỗ trợ

  • WordPress Popular Posts
  • Inline Related Posts
  • Contextual Related Posts

8. Update nội dung cũ

Nếu blog còn khá mới thì đây có lẽ không phải cách phù hợp.

Nhưng với những blog đã hoạt động được một thời gian dài, thì đây là một cách rất hay.

Bạn hoàn toàn có thể tìm được những post hay page đang có bounce rate cao với Google Analytics.

Hãy tìm hiểu lí do vì sao mà người dùng không thích nó?

Bài viết quá ngắn hay không đủ lôi cuốn người đọc?

Nếu thế thì việc bạn cần làm bây giờ là update nó

9. Plugin giảm bounce rate

Theo Google, nếu một người truy cập chỉ nhìn vào một trang trên blog, mà không ghé thăm các trang khác.

Họ sẽ được ghi nhận là một “Bounce Rate”, ngay cả khi người dùng dành một thời gian dài trên đó.

Google khuyến cáo sử dụng một “Adjusted Bounce Rate” có liên quan đến việc thực hiện một tùy chỉnh nhỏ liên quan đến đoạn code Google Analytic.

Một khi sự kiện này xảy ra, người truy cập không còn được xem như “Bounce Rate”,

Điều này sẽ có nghĩa là chỉ cần người dùng dành một thời gian tối thiểu trên website bạn sẽ không còn bị đánh giá là bounce rate kể cả không tương tác với trang khác.

bounce rate dieuhau

Mình đã áp dụng và đã giảm từ 81% còn 13% trong 3 tháng

Rduce Bounce Rate plugin sẽ nói với Google Analytics mỗi 10 giây mà khách truy cập của bạn vẫn còn trên trang và có một số tương tác trên trang đó.

Người dùng sẽ được cho là “Unbounced“.

Vấn đề này mình sẽ viết một bài chi tiết trong bài viết sắp tới !

10. Zero Bounce Rate Plugin

Bạn có muốn chuyển hướng truy cập cho bất kỳ URL khi họ nhấp vào nút quay lại?

Plugin Zero Bounce Rate sẽ làm điều đó cho bạn. Đây không phải là plugin miễn phí với $19 cho license một tên miền, nó có thể rất đáng để đầu tư.

Các nhà phát triển cho rằng nó cho phép bạn “hầu như loại bỏ tỷ lệ thoát và biến ‘lost’ traffic thành lợi nhuận.”

Bạn có thể thiết lập một URL chuyển hướng khác nhau cho mỗi bài duy nhất hoặc trang hoặc tự động xoay vòng URL để split testing.

Bạn cũng có thể thiết lập nó để chuyển hướng chỉ khách truy cập đến từ một số trang web mà bạn chỉ định, hoặc chỉ chuyển hướng người dùng trên điện thoại di động.

Bạn cũng có thể thiết lập nó để không chuyển hướng truy cập người đã ở lại trên trang web trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết luận

ATP Academy vừa giúp bạn định nghĩa được khái niệm Bounce rate là gì và cách tối ưu tỷ lệ thoát một cách tốt nhất. Chỉ với những sự thay đổi đơn giản, sau khi áp dụng, chuyên mục blog của website ATP Academy đã có sự thay đổi về lượng truy cập và Bounce rate. ATP Academy tin chắc bạn cũng sẽ thu được một số kết quả đáng kể. Chúc bạn thành công!

Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing…; các phần mềm hỗ trợ kinh doanh online liên hệ:

SĐT/Zalo: 039.8466.445 (Miss Dung)
Facebook: Thanh Dung

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

Tác giả Nguyên Phong chủ nhân Muôn Kiếp Nhân Sinh là ai?

ATP Media giải đáp – Có nên mua backlink hay không?

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn dễ sử dụng, giá tốt

Dịch vụ SEO là gì? Lợi ích khi sử dụng dịch vụ SEO website

Bài Viết Tiếp Theo
cách xóa bộ nhớ cache

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache mới nhất 2021

BẠN CẦN TƯ VẤN THÊM?

Đội ngũ hỗ trợ của ATP Academy luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn bất cứ lúc nào!

Gửi Email

Bạn cần thêm thông tin? Gửi ngay email, chúng tôi sẽ có câu trả lời

Live Chat

Bạn có câu hỏi ? Hãy chat ngay với nhân viên tư vấn để được giải đáp.

Tư Vấn Điện Thoại

Bằng cách để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn ngay.

HOTLINE TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi

0797.777.557

ATP ACADEMY – NÂNG TẦM TRI THỨC

ĐIỀU KHOẢN & CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách hỗ trợ
  • Chương trình Afiliate
  • Hướng dẫn thanh toán
CẨM NANG HỖ TRỢ
  • Tải video Tiktok không logo
  • Blog Tử Vi
  • TopUni
  • Nghề Content
  • Bảng Xếp Hạng
  • Nền tảng cung cấp sách tinh hoa
  • Luyện thi IELTS dol.vn
  • Công Thức Toán Lý Hóa
  • Gia Đình Thông Minh
CÁC KHÓA HỌC NỔI BẬT
  • SEO Foundation
  • Combo Content Foundation
  • Content Foundation
  • Xây dựng cộng đồng Facebook
  • Đào tạo kỹ năng viết bài Website
  • Xây dựng Cotent Social
  • https://blogchungkhoan.vn/
  • Trường đại học HUA
FANPAGE ATP ACADEMY

ATP ACADEMY – NÂNG TẦM TRI THỨC

  • Địa chỉ: 160 đường số 2, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước,
    TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 0797.777.557 (Hỗ trợ từ 8:00 - 18:00).
  • Thời gian làm việc: 8:00 - 22:00 (Thứ 2 - Thứ 7)
  • Email: [email protected]
  • Lĩnh vực hoạt động: Đào tạo

© 2019 Thiết kế và thuộc bản quyền bởi ATP ACADEMY

  • Trang chủ
  • Khoá học
    • Đào tạo Coaching 1:1
      • Gói Coaching xây dựng Thương hiệu cá nhân 1:1
      • Gói hỗ trợ xây dựng cộng đồng Facebook 1:1
    • Khoá học dạy Online
      • Khóa học Zalo Profile
      • Khóa học Content Foundation – Social Marketing
    • Khoá học đóng gói
      • Khóa học Facebook Foundation – “Xóa mù Facebook “
      • Khóa học SEO Foundation
      • Combo khóa học Content Marketing
      • Khóa học “Đào tạo kỹ năng viết bài Website”
      • Combo 10 khóa học kinh doanh Trần Thịnh Lâm
  • Bảng giá
  • Dịch vụ
    • Thiết kế Website
    • Thiết kế Landing Page
    • Dịch vụ chăm sóc Website
    • Dịch vụ Backlink
    • Dịch vụ viết Content
  • Blog

© 2020 ATP ACACEDEMY

.