Biết cách chạy quảng cáo Google sẽ giúp bạn có thêm giải pháp cho bài toán kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn. Cùng ATP Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Quảng cáo Google Ads là gì?
“Google Ads (trước đây là Google AdWords và Google AdWords Express) là một giải pháp quảng cáo trực tuyến mà các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của họ trên Google Tìm kiếm, YouTube cũng như các trang web khác trên toàn bộ web.
Google Ads cũng cho phép nhà quảng cáo chọn các mục tiêu cụ thể cho quảng cáo của họ, như thúc đẩy số lượng cuộc gọi điện thoại hoặc lượt truy cập vào trang web. Với tài khoản Google Ads, các nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh ngân sách và phương thức nhắm mục tiêu, cũng như bắt đầu hoặc ngừng quảng cáo bất cứ lúc nào.”
Nên sử dụng quảng cáo Google Ads khi nào?
Google Ads là công cụ quảng cáo phù hợp với mọi loại mục tiêu của doanh nghiệp, từ nhận diện thương hiệu đến tăng trưởng về doanh thu. Nên khi khách hàng của bạn hoạt động trên môi trường online, Google Ads là công cụ để hiện thực hoá các mục tiêu trên:
- Nếu doanh nghiệp chưa từng chạy quảng cáo và băn khoăn về hiệu quả giữa nhiều thức quảng cáo, hãy chọn Google Ads.
- Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, ngân sách bị giới hạn lại cần hiệu quả ngay, thì Google Ads sẽ giúp bạn tiếp cận ngay lập tức với khách hàng tiềm năng (đặc biệt với quảng cáo Search và các mô hình quảng cáo chuyển đối khác).
Tuy nhiên, nếu bạn có mục tiêu dài hạn và mong muốn hiệu quả cao nhất, hãy kết hợp Google Ads và SEO.
Những ưu điểm mà quảng cáo Google Ads mang lại
Đưa sản phẩm tới gần với khách hàng tiềm năng hơn
Google Ads có hệ thống nhắm mục tiêu tinh vi giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình cho đúng người, ở đúng nơi, vào đúng thời điểm. Sử dụng từ khóa, vị trí, nhân khẩu học và hơn thế nữa để nhắm mục tiêu chiến dịch của bạn.
Tiết kiệm chi phí so với các phương án Marketing khác
Google Ads cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát ngân sách của mình. Bạn chọn số tiền bạn chi tiêu mỗi tháng, mỗi ngày và mỗi quảng cáo. Không có tối thiểu. Bạn sẽ chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn hoặc có hành động chuyển đổi cụ thể (điền form, mua hàng). Chính vì thế, đây là phương pháp Marketing có chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các phương pháp Marketing truyền thống.
Quảng cáo Google Search
Tạo ra doanh thu lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả
Quảng cáo Google Ads (nói chung, không chỉ là quảng cáo Search), có thể target trực tiếp đến với các khách hàng có nhu cầu tìm sản phẩm, nhờ các chiến dịch tối ưu chuyển đổi hay lấy ví dụ từ quảng cáo Search, có thể được cài đặt để xuất hiện khi người dùng search các từ khóa chuyển đổi như “mua”, “giá rẻ:”, “tốt nhất” v.v
Chạy Google Ads khá dễ dàng, nhanh chóng
Với Google Ads, thông thường bạn chỉ mất chưa đến 1 tiếng để cài đặt hoàn chỉnh một chiến dịch quảng cáo và 5 phút để quảng cáo được chấp nhận và xuất hiện trong Google. Những kết quả tìm kiếm xuất hiện đầu tiên sẽ là nguồn thông tin giá trị giúp họ mua hàng. Vì vậy, khi sử dụng quảng cáo google ads bạn sẽ dễ dàng nằm trên đầu bảng kết quả tìm kiếm và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Khả năng bạn bán được sản phẩm là cực kỳ cao.
Có số liệu thống kê chính xác để đánh giá hiệu quả chiến dịch
Sự khác biệt giữa các kênh quảng cáo online cũng như quảng cáo Google Ads so với những kênh quảng cáo truyền thống chính là khả năng đo lường chính xác những mục tiêu mà bạn đặt ra ban đầu. Google Ads cung cấp hơn 50 báo cáo với đầy đủ những số liệu liên quan đến hoạt động quảng cáo Google từ tổng thể mỗi chiến dịch, đến chi tiết cho từng nhóm từ khóa, từng từ khóa, từng mẫu quảng cáo, từng vùng miền địa lý…mà bạn đang hướng đến.
Một số nhược điểm của quảng cáo Google Ads
Cần phải có website
Website thường là kênh đầu tiên mà khách hàng tiếp cận đến sau những cú nhấp chuột quảng cáo. Vì thế, bạn sẽ cần có một website thân thiện và tạo ra ấn tượng tốt để việc quảng cáo có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ làm landing page đơn giản, dễ dàng. Người chạy quảng cáo Google chỉ cần 1 landing page là có thể bắt đầu với Google Ads.
Kém hiệu quả với sản phẩm mới
Đây có lẽ là điểm yếu chí mạng của Google Ads. Nếu khách hàng chưa hề biết về loại sản phẩm/dịch vụ của bạn thì hẳn nhiên họ sẽ chẳng có thao tác tìm kiếm chúng trên Google. Doanh nghiệp có thể bắt đầu với quảng cáo GDN, Youtube, để tăng nhận diện thương hiệu trước.
Cạnh tranh cao trong cách tính chi phí
Google Ads tính phí theo giá đấu thầu nên có mức cạnh tranh rất cao. Cũng bởi lý do hiệu năng quảng cáo vượt trội và thương hiệu nổi tiếng nên giá thầu quảng cáo Google ads luôn thuộc dạng đắt đỏ. Bởi vậy nếu không có khả năng tài chính dồi dào cho ngân sách quảng cáo, tốt nhất bạn nên đứng ngoài cuộc chơi và chọn hình thức quảng cáo khác.
6 hình thức chạy quảng cáo Google hiện nay
Quảng cáo Google hiện nay đang có 6 loại hình quảng cáo khác nhau tùy thuộc theo các đối tượng phù hợp và mục đích doanh nghiệp, cá nhận bạn hướng tới bao gồm:
- Quảng cáo tìm kiếm
- Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
- Quảng cáo Video
- Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu
- Quảng cáo thông minh
Quảng cáo mạng tìm kiếm (Google Ads Search)
Quảng cáo tìm kiếm là một dạng quảng cáo do Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm (Google search). Khi người search gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng những cụm từ có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của bạn.
Quảng cáo tìm kiếm thường tập trung thúc đẩy mọi người hành động, chẳng hạn như nhấp vào quảng cáo hoặc gọi điện cho doanh nghiệp của bạn. Các chiến dịch này hiển thị quảng cáo cho những người đang tích cực tìm kiếm thông tin.
Khi ai đó đang cố tình tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của bạn, họ có rất nhiều khả năng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và sẽ nhấp vào quảng cáo đó.
Cập nhật quảng cáo Google ads mới trong năm 2020: Google đã update “từ khóa đối sánh cụm từ” và “từ khóa đối sánh sửa đổi rộng”, theo đó các truy vấn với từ đồng nghĩa cũng sẽ hiển thị với quảng cáo của bạn.
Thêm một tính năng nữa, “quảng cáo tìm kiếm thích ứng” cũng được Google ra mắt với khả năng kết hợp các tiêu đề và các mô tả tự động để xây dựng 1 quảng cáo mới tối ưu hơn.
Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network – GDN)
Quảng cáo mạng hiển thị của Google có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang:
- Trình duyệt trên các trang web ưa thích
- Xem video trên YouTube
- Kiểm tra tài khoản Gmail
- Hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
- v.v
Quảng cáo mạng hiển thị của Google được thiết kế để giúp bạn tìm đúng đối tượng. Các tùy chọn nhắm mục tiêu của mạng này cho phép bạn hiển thị thông điệp của mình một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm
Dưới đây là một số loại quảng cáo mà bạn có thể chạy trên mạng hiển thị:
+ Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng
+ Quảng cáo hình ảnh đã tải lên
+ Quảng cáo tương tác: Chạy quảng cáo hình ảnh và video tương tác trên YouTube và trên mạng hiển thị.
+ Quảng cáo trong Gmail
Bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình trước mọi người trước khi họ bắt đầu tìm kiếm những gì bạn cung cấp, đây có thể là chìa khóa cho chiến lược quảng cáo tổng thể của bạn.
Bạn cũng có thể nhắc về những gì mà họ đang quan tâm, như trong trường hợp sử dụng quảng cáo remarketing cho những người đã từng truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
Quảng cáo Google Shopping là xu hướng quảng cáo mới của Google, nó rất phù hợp với những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
Hình thức quảng cáo này cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá thành cho đến thông tin của doanh nghiệp, thương hiệu, v.v.
Khi sử dụng loại quảng cáo google mua sắm, bạn chỉ bị tính phí khi có người thực hiện một trong những hành động sau đây với quảng cáo của bạn:
- Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn trực tiếp đến trang đích trên trang web của bạn.
- Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn đến trang đích được lưu trữ bởi Google cho khoảng không quảng cáo địa phương của bạn.
Một điểm lợi nữa, chiến dịch quảng cáo mua sắm là dễ dàng quản lý chiến dịch để tập trung chiến dịch vào bán lẻ: Thay vì từ khóa, quảng cáo mua sắm sử dụng các thuộc tính sản phẩm bạn đã xác định trong nguồn cấp dữ liệu Merchant Center để hiển thị quảng cáo trên các tìm kiếm phù hợp.
Quảng cáo Video (Video Ads)
YouTube Ads (viết tắt của YouTube Advertising) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, được hiển thị trên YouTube. Đây là dạng quảng cáo mất phí để hiển thị những đoạn video giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến những đối tượng khách hàng tiềm năng trên YouTube.
Bạn có thể tạo chiến dịch video hấp dẫn với các định dạng quảng cáo video nhằm thu hút khách hàng bằng nhiều cách trên YouTube và trên các trang web đối tác video. Quảng cáo video cho phép bạn hiển thị video quảng cáo trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google.
Hiển thị quảng cáo video trong nội dung video của chính các chiến dịch đó hoặc trong nội dung video trực tuyến khác trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google. Các định dạng quảng cáo video hiện có bao gồm:
– Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): Quảng cáo video của bạn phát trước, trong hoặc sau video khác. Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
– Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): có cách hoạt động và hình thức hiển thị gần giống skippable In-Stream ads, nhưng non-skippable In-stream ads có độ dài 15 giây và không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn truyền tải toàn bộ thông điệp của mình hãy sử dụng định dạng này.
– Quảng cáo đệm (Bumper ads): Quảng cáo đệm chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua quảng cáo, giúp tiếp cận khách hàng trên quy mô rộng và nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách sử dụng thông điệp ngắn, dễ nhớ.
– Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): Quảng cáo ngoài luồng phát hiển thị trên các trang web của đối tác. Những quảng cáo này chỉ có trên thiết bị di động, máy tính bảng và được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng nhấn để phát video của bạn hơn.
– Quảng cáo khám phá video TrueView: bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người click vào để xem video. Sau đó, video sẽ phát trên Trang xem trên YouTube.
– Quảng cáo trên trang đầu của YouTube (YouTube Masthead ads): là định dạng dựa trên quảng cáo video gốc xuất hiện ở trên đầu trang chủ YouTube trên các thiết bị TV, PC, smartphone,… YouTube Home feed là một điểm đến rất quan trọng đối với người xem và Quảng cáo trên trang đầu tức là video của bạn là đầu tiên và quan trọng nhất trong trang chủ. Sử dụng định dạng này khi bạn ra mắt một sản phẩm mới hoặc tiếp cận đối tượng ở quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Cập nhật quảng cáo Google ads mới trong năm 2020: Hiện nay, với tiện ích “mở rộng cho quảng cáo Youtube”, bạn có thể khiến khách hàng tương tác với quảng cáo mà không rời khỏi Youtube, điều này đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho khách hàng.
SEONGON đánh giá quảng cáo Video Youtube là 1 “mỏ vàng” chưa được khai phá tại Việt Nam. Khi trên thế giới, rất nhiều công ty đã áp dụng rất thành công thì chúng ta mới chỉ đang khai thác được 1 phần nhỏ tiềm năng của nó do có nhiều rào cản về sự sáng tạo trong loại hình này.
Quảng cáo ứng dụng (Google Play Ads)
Chiến dịch ứng dụng toàn cầu giúp bạn dễ dàng quảng cáo ứng dụng trên các sản phẩm lớn nhất của Google bao gồm: Google Tìm kiếm, Google Play, YouTube và Mạng hiển thị của Google.
Chỉ cần thêm một vài dòng văn bản, giá thầu, một số nội dung và phần còn lại được tối ưu hóa để giúp người dùng tìm thấy bạn. Không giống như hầu hết các chiến dịch Google Ads, bạn không thiết kế các quảng cáo riêng lẻ cho Chiến dịch ứng dụng toàn cầu.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ sử dụng nội dung và ý tưởng văn bản quảng cáo của bạn từ danh sách cửa hàng ứng dụng để thiết kế một loạt quảng cáo trên nhiều mạng và ở nhiều định dạng.
Quảng cáo chiến dịch thông minh
Loại quảng cáo Google Chiến dịch Thông minh của bạn giúp bạn làm nổi bật điểm bán hàng của doanh nghiệp và thu hút khách hàng thông qua Quảng cáo trên Google, Google Maps và các trang web đối tác.
Quảng cáo Thông minh của bạn có thể xuất hiện khi khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý được nhắm mục tiêu tìm kiếm cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google hoặc Google Maps.
Quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện cho những người nằm ngoài khu vực lân cận của bạn nhưng tìm kiếm của họ bao gồm các cụm từ liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí doanh nghiệp của bạn.
Khi tạo chiến dịch Thông minh, hệ thống sẽ yêu cầu bạn chọn một trong các mục tiêu sau:
- Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực
- Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web
Mặc dù chỉ có thể chọn một mục tiêu cho mỗi chiến dịch, nhưng bạn có thể tạo nhiều chiến dịch Thông minh nếu có nhiều mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.
Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads
Hướng dẫn thiết lập tài khoản quảng cáo
Để có thể chạy quảng cáo trên Google, trước hết bạn cần phải chuẩn bị 1 số việc sau:
- Tài khoản Gmail
- Đăng ký tài khoản Google Ads
- Phương thức thanh toán (thẻ visa)
Đăng ký Gmail
Để chạy quảng cáo qua Google đầu tiên bạn cần có một tài khoản Gmail. Nếu bạn đã có tài khoản thì hãy đăng nhập vào tài khoản Gmail của mình và thực hiện các bước sau nhé. Còn trong trường hợp bạn chưa có tài khoản Gmail thì các bước đăng ký như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang tạo Tài khoản Gmail
- Bước 2: Làm theo các bước trên màn hình, nhập đủ thông tin cần thiết
- Bước 3: Sử dụng địa chỉ email và mật khẩu vừa tạo đăng nhập vào tài khoản Gmail
Đăng ký tài khoản Google Ads – Thiết lập doanh nghiệp và đối tượng
Truy cập vào trang tạo quảng cáo Google adwords , chọn bắt đầu ngay và đăng nhập vào gmail của bạn.
Bước 1: Tạo mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn. Có 3 option cho bạn lựa chọn, Bước này bạn cần xác định rõ xem doanh nghiệp của mình đang phù hợp với option nào
- Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp: Chọn option này nếu như khách hàng mới của bạn đến từ kênh điện thoại là chính).
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực của bạn: Chọn option này nếu như bạn có 1 cửa hàng thực tế, muốn khách hàng đến tận nơi xem).
- Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web: Hầu hết công việc kinh doanh của bạn được thực hiện trực tuyến (đặt hàng, đăng ký…)
Xác định mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn
Bước 2: Thiết lập doanh nghiệp của bạn: Điền tên doanh nghiệp và trang web của bạn vào các ô tương ứng.
Bước 3: Thiết lập vị trí quảng cáo: Thiết lập các khu vực mà bạn có thể cung cấp dịch vụ. Có hai tab mà bạn cần quan tâm đến:
Thiết lập vị trí theo bán kính: Giới hạn vị trí địa lý theo bán kính của bạn
Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh: Nếu bạn cung cấp dịch vụ ở một vài địa điểm khác nhau, hoặc bạn có chi nhánh ở một số nơi xa nhau, bạn cần thiết lập thêm những địa điểm đó vào phần này.
Hướng dẫn thanh toán quảng cáo Google Adwords hiệu quả
Để chạy được quảng cáo Google Adwords, bạn cần phải có thẻ Visa/Mastercard có chức năng thanh toán quốc tế.
Đây là loại thẻ khác với thẻ ATM bình thường mà bạn thấy. Thẻ ATM không có chức năng thanh toán quốc tế cho Facebook & Google.
Thẻ Visa/Mastercard chia ra 2 loại chính.
- Thẻ Debit: loại thẻ nạp tiền vào trước rồi mới sử dụng số tiền trong thẻ.
- Thẻ Credit: loại thẻ sử dụng trước rồi cuối tháng bạn sẽ thanh toán lại tiền cho ngân hàng sau.
Mình khuyên bạn nên dùng thẻ Visa Debit để có thể thanh toán quốc tế ổn định. Mình cũng đang dùng loại thẻ này là chính thôi.
Những ngân hàng khuyên dùng làm thẻ:
- Vietcombank (lấy thẻ trong 14 ngày).
- ACB (lấy thẻ trong 30 phút).
- Techcombank.
- BIDV.
Để làm thẻ Visa Debit, bạn ra ngân hàng gần nhất trong số những ngân hàng trên mình đề xuất, mang theo giấy Chứng minh nhân dân và khoảng 200.000 VNĐ để làm thẻ.
Bạn nói với nhân viên ngân hàng:
“Tôi muốn làm thẻ Visa Debit (Đề bít)” thì phía ngân hàng sẽ hướng dẫn cho bạn.
Sau khi bạn làm thẻ và kích hoạt đầy đủ rồi, thì tiếp tục điền vào phần thông tin thẻ bên dưới.
Phần số tiền thanh toán: Bạn điền 200.000 VNĐ vào. Đây sẽ là số tiền bạn sẽ nạp vào tài khoản Google Adwords để chạy quảng cáo.
Phương thức thanh toán:
- Số thẻ: bạn nhập 16 chữ số mặt trước của thẻ Visa Debit mà bạn vừa làm.
- Tháng/Năm: Bạn điền tháng – năm hết hạn của thẻ cũng ở mặt trước luôn.
- CVC: 3 chữ số bảo mật mặt sau của thẻ. Nếu sau thẻ bạn có 7 chữ số thì lấy 3 chữ số ở cuối.
- Tên chủ thẻ bạn nhớ điền chính xác họ và tên của người được in trên thẻ.
Bạn đừng quên đánh dấu tick vào ô Địa chỉ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ giống như ở trên.
Xong xuôi hết, bạn nhớ đánh dấu vào ô Tôi đồng ý với điều khoản…
Nhấn nút Xác nhận và Tạo quảng cáo.
Tổng kết
Hi vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với các bạn. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của ATP Academy nhé!
Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:
SĐT/Zalo: 039.8466.445 (Miss Dung)
Facebook: Thanh Dung