Networking là gì? Tất tần tật kỹ năng Networking căn bản cho người mới

5/5 - (1 bình chọn)
———
Đầu buổi, anh Lâm chỉ ra một case study rằng: “mày thấy anh có cần làm gì không, nhưng tiền về nhiều không, riêng cái đợt cuối năm 1 2 post và clip tik tok của anh về gói combo 10 đem về hơn 30-40tr mà không tốn đồng quảng cáo nào và cũng chẳng hao nguồn lực mấy” Bài toán đặt ra vì sao anh làm được mà tụi bây làm không được? Trong đó thì vấn đề lớn là nhiều người biết tới anh, thương hiệu cá nhân anh mạnh… và để THCN mạnh lên thì 1 key quan trọng nhất đó chính là NET WORKING. Và trước khi làm nó thì phải hiểu nó là gì đã.
.
….
Nói chung, việc Net working sẽ đem lại cho chúng ta “rất nhiều nguồn lực” để chúng ta có thể tận dụng nó trong tương lai và rất nhiều lợi ích quan trọng trong đó. Trong bài viết này, Minh sẽ đúc kết lại các kiến thức Net Working mà anh Lâm đã chia sẻ và cả những kiến thức mà Minh đã học được trong những ngày nghiên cứu vừa qua, mọi người cùng xem và đặt các câu hỏi trong bài viết nhé.
———-

NHẬN THỨC RÕ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NETWORKING

.
Đừng làm khi bạn thấy nó không quan trọng, mà đã làm thì làm cho tới chứ đừng làm để đạt kpi. Minh biết rất nhiều bạn sẽ rơi vào các trường hợp sau đây:
 
Nếu vậy thì thôi không cần làm, thử đặt 1 câu hỏi, tại sao có những thứ mình lại cố gắng làm nó mỗi ngày?
 
– Linh dev cố gắng vắt óc ra để sn sản phẩm mới
– Linh Care đau đầu doanh số, cố gắng cày đủ mọi cách để bán được hàng
– Minh thì cố gắng để quay những khóa học, ra sớm các khóa học.
… và rất nhiều công việc mà mỗi ai trong chúng ta đều cố gắng làm mỗi ngày, vì chúng ta NHẬN THỨC được nó rất quan trọng, không làm thì chết, không làm thì ko có lương. Ví dụ 1 trường hợp cụ thể, nếu bạn vẫn còn đi học trên ghế nhà trường, ông thầy khó nhất khoa dạy bạn và nói thứ 7 này đứa nào mà không làm tui cho 0đ, khỏi qua môn…. liệu bạn có cố gắng và làm nó trước thứ 7 không, có chứ, vì nó là “deadline” không làm thì rớt môn —-> bị ép làm.
.
Ở dây, Minh nói về nhận thức, là sự tự nguyện, là mình hiểu rõ là mình cần phải làm, là mình có động lực để làm, mà muốn có động lực để làm thì phải có lý do hoặc mình thấy rõ tầm quan trọng của nó.
 
….
Tại sao lại có sự khác nhau trong 3 trường hợp khi cùng 1 việc là nấu tô mì? Vì nấu tô mì cho người yêu quan trọng hơn nấu tô mì cho bản thân. QUAN TRỌNG HƠN, mà cái quan trọng này nó nằm trong vô thức của bạn. VẬY, NET WORKING có quan trọng trong vô thức của bạn không? (muốn làm 1 cái gì đó tốt thì trong vô thức phải thấy nó quan trọng) mà để nhận thức nó quan trọng thì phải hiểu sâu về nó, trong bài viết này Minh sẽ phân tích kỹ tầm quan trọng của net working cũng như làm sao để làm networking.
———-

NETWORKING LÀ GÌ? VÌ SAO CHÚNG TA LẠI CẦN NHỮNG CUỘC GẶP

(Xét theo công việc hiện tại của mình là làm về trainer nhé)
.
Nói nôm na networking là xây dựng mối quan hệ đối với người khác, và không chỉ là 1 người mà nó là cả 1 hệ thống các mối quan hệ xung quanh chúng ta. Thôn thường, kỹ năng networking đều là kỹ năng “cần” cho bất cứ người nào trong nhóm 1%, hãy nhìn xung quanh bạn, có phải những người giàu đều là những người có rất nhiều mối quan hệ đúng không? Chúng ta thường hay nghĩ là vì họ giàu nên họ mới có thể tiếp xúc với những người giàu khác và từ đó tạo ra những mối quan hệ chứ mình là người nghèo, người k giỏi thì lấy đâu ra mqh? Suy nghĩ này là SAI, nếu không có mqh, bạn sẽ không thể thành công được.
.
Networking được cấu thành bởi các kỹ năng:
.
Rất nhiều người nghĩ networking là phải giữ gìn mqh lâu dài, là mỗi tuần phải nói chuyện với nhau, ăn nhậu với nhau thì nó mới là mqh bền chặt nhưng không phải vậy, rất nhiều mqh chỉ cần chúng ta “biết” đến nhau và tới 1 lúc nào đó tự động mqh đó trở nên hữu ích. Hay nói đúng hơn, networking là một mqh mà cả 2 BIẾT VỀ ĐIỂM MẠNH CỦA NHAU, tầm nhìn của nhau, kỹ năng của nhau và sau này nó trở thành “nguồn lực vô hình” mà có thể trở thành sức mạnh của mình. VD:
 
– Anh A rất giỏi Marketing, anh B là 1 người kinh doanh, 2 anh biết đến nhau và gặp mặt nói chuyện. Anh A thì có thêm thông tin của người làm kinh doanh để làm case study, anh B thì hiểu là thật ra Mareting không khó và các bước căn bản để làm, hiện thời thì anh B còn nhỏ lẻ chưa cần agency nên ko hợp tác với anh A, nhưng 1 tháng sau thì anh C bạn anh B lại muốn thuê Agency và anh A lập tức giới thiệu anh A, sau đó 1 năm sau thì anh A cần làm Website và lúc đó chợt nhớ rằng trong mqh của mình có anh A làm agency, nên lúc đó anh B bắt chuyện lại và nhờ anh A làm website cho mình, tuyển nhân sự marketing giùm mình, chạy ads giùm mình v.v… mặc dù cả năm trời 2 anh A,B chả nói chuyện với nhau nhưng nó đã là một mqh, một “nguồn lực” hữu ích giúp cho cả đôi bên.
.
Ví dụ trên chỉ mới là 1 case nhỏ để chúng ta thấy lợi ích của networking là gì, còn tùy vào vai trò, vị trí, công việc mà networking mới thể hiện rõ sức mạnh của nó
.

MỤC TIÊU CỦA NETWORKING – HIỂU CÀNG SÂU, NHẬN THỨC CÀNG NHIỀU

.
 
Nếu một vài ví dụ ở trên chưa đủ sức thuyết phục bạn, hãy cũng tìm hiểu về sức mạnh của networking trong phần này. Trong phần này anh Lâm lại nói tiếp 1 câu, rất nhiều người nghĩ rằng 1 cuộc gặp thì phải ĐẠT ĐƯỢC 1 CÁI GÌ ĐÓ, ví dụ như 1 đơn hàng, 1 sự hợp tác, 1 sự nhờ vả v.v… CÀNG NGHĨ NHƯ VẬY THÌ CÀNG FAIL, một cuộc gặp nó là 1 cuộc trao đổi, mà cái thực sự cần trao đổi đó chính là “thông tin”, thông tin chính là đơn vị tính của buổi networking đó.
.
Lưu ý: Đối với mỗi ngành nghề, vị trí, chức vụ, mqh thì nó lại có nhiều mục đích khác nhau, Minh sẽ giải thích chung về mục đích mà ai cũng cần.\
.
Nếu bạn nhắm tới việc “giá trị” đạt được sau 1 buổi networking thì bạn chỉ là 1 người chơi hệ networking hạng 3, bạn mưu cầu lợi ích, bạn mưu cầu giao dịch thì bạn đi networking chỉ có lỗ. Mục đích của một buổi networking thực sự nó còn phụ thuộc vào “những gì bạn cần”, mà đối với slogan never stop learning và never stop sharing của chúng ta thì “giá trị” cần có là (càng hiểu sâu về các giá trị cần đạt được thì càng có nhận thức phải làm):
.
….
—–> NETWORKING là cực kỳ quan trọng (nhất là đối với nhân sự ATP).
.
Càng có nhận thức rõ ràng, hiểu sau bao nhiêu thì càng có động lực làm, nếu không có động lực làm thì bài viết này chỉ là một bài viết kiến thức không hơn không kém, còn nếu có siêu nhận thức, thì đây là cần câu cơm của rất rất nhiều Best Seller của bất kỳ sản phẩm nào, hoặc là thứ giúp tạo nên sức mạnh, nguồn lực cho mình theo thời gian. Ví dụ đi gặp khách mà nói qua em mới đi gặp anh này anh kia (người mà họ biết) là đủ để tăng độ trust và uy tín rồi.
.
Nếu 1 công ty có 5-7 người làm được chuyện networking này thường xuyên và all các bài viết đều có nhắc tới #Brandcongty thì công ty đó chắc chắn mạnh, hãy biến văn hóa networking thành văn hóa mới của chúng ta sau này.
.

CHÚNG TA NÊN KẾT NỐI VỚI AI?

 

.
Cái này thì tính ra nó vẫn còn tùy thuộc theo những kết quả mà chúng ta đang quan tâm, từ đó mới chọn ra những người phù hợp để gặp gỡ.
 
.
Ví dụ như Minh đi, Minh cần tất cả, nên ai Minh cũng gặp :v đùa vậy thôi chứ các mqh thì rõ ràng nó vẫn đem đến lợi ích rất lớn nhưng không phải lúc nào mình cũng có thời gian để gặp tất cả, nên cũng cần có sự chọn lọc nhất định. Lấy ví dụ về 1 bạn Sales nha (rồi mọi người tự suy luận ra mình), nếu bạn là 1 saler thì bạn sẽ cần gặp ai?
 
  • – Hãy gặp những khách hàng “càng có tầm càng tốt”: ví dụ khách hàng hôm quầm mình gặp là 1 chủ của 4 cái doanh nghiệp, mình gặp xong viết 1 bài share lên profile, những khách hàng khác sẽ thấy là: “chả lẽ nó bán cho mấy ông vip vip được, nó bán cho mình nó lừa” —-> dễ chốt hơn, có uy tín hơn trong mắt các khách hàng khác
  • – Hãy gặp những bậc thầy về Sales để có được kiến thức từ họ
  • – Hãy gặp những người trẻ tuổi có đam mê, truyền đạt lại kiến thức cho họ cũng là giúp cho mình cũng cố kiến thức.
…..
Và hãy cố gắng gặp những người “có tầm ảnh hưởng trên mxh” một chút, quan trọng hơn nữa là họ nên nằm trên “friendlist” của mình Ví dụ mình đi gặp 1 khách mà họ chỉ có 200 bạn bè trên Facebook thì khi đăng bài chỉ có 200 người bạn bè đó của họ thấy, còn nếu gặp 1 khách có 3000-4000 bạn bè trên Facebook thì ngon hơn nhiều (cái này cũng còn xét theo đơn hàng là bao nhiêu, nếu khách vài tỷ thì chả lẻ ko đi gặp :v, nhưng ý là người có tầm ảnh hưởng thì sự gặp gỡ của mình sẽ đạt hiệu quả cao hơn).
.
Tóm lại, chúng ta hãy gặp những người:
 
 
Những lưu ý trong buổi networking:
 

VÌ SAO 1 NGƯỜI LẠI MUỐN GẶP MÌNH?

Trước khi đi vào các kỹ năng trong 1 buổi Networking thì chúng ta còn phải hiểu 1 vấn đề là không phải ai cũng sẽ muốn gặp chúng ta, chắc chắn là như vậy rồi. Ở đâu tự nhiên lòi ra 1 đứa ất ơ, Facebook chẳng có gì mà đòi muốn gặp thì ai mà gặp. Vậy, trước khi muốn gặp 1 ai đó, bạn cũng hãy trở thành 1 người “có giá trị”, người mà ai cũng muốn gặp. Thông thường, 1 người gặp mình là vì những lợi ích sau đây.
 

1) Vì mình có giá trị

 
Khi nick Facebook Minh là 1 nick Facebook nhìn y như nick ảo, avatar còn để avatar hình con mèo thì chẳng ai muốn gặp, nhưng khi nick Facebook của Minh đã thay đổi, đăng nhiều ảnh mặt mình lên hơn, chia sẽ kiến thức nhiều hơn, các thông tin về doanh nghiệp trên Facebook cũng được đăng nhiều hơn thì …. tương tác tăng hẳn và cũng có nhiều người nhắn tin hỏi han, nhờ tư vấn, hỗ trợ. —-> Mình nên tạo được giá trị của mình trên nền tảng online thì mình mới cho họ 1 cái lý do, 1 cái cớ để họ gặp mình.
.
Điển hình như hôm trước Minh đi gặp anh Trần Thịnh Lâm, sếp của mình và cũng là co founder của ATP Holdings, sau đó anh ấy có đăng 1 bài viết nói về mình trên tường nhà và từ bài viết đó đã giúp cho mình có cuộc hẹn với anh Tuấn Anh Founder của A1 Digihub (một nhân vật có tên tuổi trong ngành Digital Marketing) và cũng trong post đó lại ra thêm 2 cuộc gặp với khách hàng nữa… Vì họ thấy Minh có gặp anh Lâm, được anh Lâm PR và từ đó họ thấy gặp Minh là hợp lý. Một ví dụ khác, khi Minh chia sẽ nhiều về kiến thức Content Marketing, từ đó có rất nhiều người hẹn gặp Minh vì Minh có giá trị cho họ.
—–> Phải chứng Minh được giá trị của mình trên nền tảng online. Mà để chứng minh được giá trị trên nền tảng online thì:
 
….
—–> Mình phải có 1 giá trị gì đó thì người ta sẽ gặp mình
 

2) Vì …”họ thích”

 
Thực sự như vậy, Minh từng gặp và hỗ trợ rất nhiều bạn trẻ sinh viên vì mình thích thôi, vì những bạn đó hiêu học, có thái độ cầu tiến và họ có “sự chủ động”. AI CŨNG SẼ CÓ NIỀM VUI KHI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC, ở sâu trong bản thân chúng ta khi giúp đỡ ai đó chúng ta đều cảm thấy rất thoải mái (trừ những người giúp đỡ vì có mục đích). Ví dụ: bạn giúp 1 cụ già qua đường, bạn giúp 1 bạn sinh viên có công ăn việc làm, bạn giúp cha mẹ mình làm 1 cái gì đó. —-> Bạn cũng sẽ muốn giúp những người trên mạng nếu họ hợp gu, có “cái cớ” để gặp gỡ và họ hiếu học, cấu tiến
 
—–> Hãy thể hiện bản thân của mình là 1 người như vậy, và họ sẽ giúp đỡ bạn.
 

3) Vì… họ cũng muốn networking

 
Hơn ai hết, những người thường xuyên đi networking là những người mà họ biết rõ giá trị của networking —-> hãy cố gắng kết nối với những người đó, mình sẽ dễ nhận được sự chấp nhận từ họ
 

4) Vì… nó có lợi cho cả đôi bên

 
Một buổi gặp gỡ giá trị, cả 2 bên đều nhận được nhiều thông tin, họ thấy chúng ta hay nói về người khác trên tường nhà —> họ sẽ có 1 bài pr free khi đi gặp chúng ta, đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng thương hiệu, cộng hưởng sức mạnh… vậy thì có gì mà họ lại không muốn gặp, chỉ trừ khi bạn quá bé nhỏ đến mức họ không biết bạn là ai (chỉ cần bạn thường xuyên xuất hiện trong 1 group mà họ thường follow, đăng bài thường xuyên, comment thường xuyên, khả năng cao là họ sẽ biết bạn là ai và đồng ý networking với bạn)
 
CHỐT: Hãy cố gắng thể hiện mình 1 xíu trên nền tảng online, hay nói đúng hơn là xây dựng thương hiệu cá nhân trên facebook, tik tok, youtube v.v…
 
 
Nói chung, bạn hãy “sống online”, đừng coi Facebook như nơi giải trí nữa, hãy coi nó là hiện diện của bản thân trên nền tảng online, sống ảo mà thật, như thế sẽ tăng tỉ lệ được đồng ý khi muốn networking.
 
*Những keyword nên ÁM ẢNH để trở thành 1 người mà ai cũng muốn gặp:
.

TRANG BỊ GÌ KHI ĐI NETWORKING

 
Đi đâu hay làm gì thì cũng phải cần chuẩn bị, dưới đây là một số ý note về vấn đề chuẩn bị khi đi gặp networking
 

Giao diện bản thân khi đi networking

 
 

Vũ khí khi đi networking

 
 

Nắm rõ thông tin người đi gặp

 
 
—-> Nắm rõ thông tin là cách đơn giản nhất để tạo ra 1 cuộc gặp… không bị sượng.
 
Tới giai đoạn này, giờ chỉ còn việc đi gặp thôi, vậy đi gặp thì có những gì mà chúng ta nên trao đổi?
.

NHỮNG GÌ NÊN GIAO TIẾP TRONG BUỔI NETWORKING

.
Trong một buổi networking thì những chủ đề nói chuyện rất quan trọng. Một buổi networking hơn 2 tiếng đồng hồ nếu chỉ ngồi tán dóc, nói chuyện về những điều như gia đình, vợ con, game gủng thì sẽ rất lãng phí nguồn lực và từ đó không đem đến kết quả.
 

Những gì nên nói lúc mở đầu buổi networking

 
 

Những gì nên là trọng tâm của buổi networking

 
 

Những gì không nên nói trong buổi networking

 
 

Đừng để lộ điểm yếu khi giao tiếp

 
Vấn đề này là vấn đề quan trọng khi giao tiếp, đôi khi nói chuyện 1 hồi bạn sẽ cảm thấy người ta bớt quan tâm câu chuyện đi, móc điện thoại ra nhắn tin hoặc thay đổi tư thế ngồi uể oải hơn… đó chính là vì người ta đã có cảm giác chán muốn nói chuyện với bạn, là vì bạn đã để lộ điểm yếu.
.
Trong một buổi trò chuyện, mình nên là người đưa ra thông tin nhiều hơn, nên là người chia sẽ nhiều hơn thì họ mới cảm thấy mình có giá trị và sau này mới có những buổi gặp mặt thứ 2. Dù bạn là một người rất biết lắng nghe nhưng khi sau 1 buổi gặp nhìn lại, bạn đã không tạo ra giá trị gì, nên là hãy “show nhiều thông tin” trong buổi gặp. Những cái nên nói nên show thì đã nói ở trên rồi, giờ là những cái không nên show:
 
 
Để lộ điểm yếu là một trong những sai lầm quan trọng khiến cho bạn không có cơ hội gặp lại người đó lần 2.
 

CÁC KỸ NĂNG NÊN CÓ KHI ĐI GẶP NETWORKING

 
1) Kỹ năng đặt câu hỏi
2) Kỹ năng khen
3) Kỹ năng nhận định vấn đề
4) Kỹ năng kết thúc cuộc gặp
5) Kỹ năng selfie và xin được chụp ảnh
6) Kỹ năng Chốt vấn đề
7) Kỹ năng truyền đạt vấn đề
8) Kỹ năng dẫn dắt nội dung
….
Về các kỹ năng thì mỗi dòng phải là 1 bài dài chứ không thể nói ngắn gọn, bạn nào cần chi tiết về kỹ năng nào có thể nhắn hỏi mình hoặc #CMT ở bài viết này nhé.
.

NÊN NGỪNG BUỔI NETWORKING KHI NÀO?

Một buổi nói chuyện thì chỉ nên rơi vào khoảng 1h30p-2h là hợp lý, đó là khoảng thời gian mà chúng ta có thể khai thác được khá nhiều thông tin và cũng vừa vừa để không gây ảnh hưởng thời gian của người khác (nhưng nếu nói chuyện hợp quá thì vẫn có những trường hợp 2-3h thậm chí cả ngày là bth).
 
QUAN TRỌNG: sẽ có những buổi nói chuyện bạn cảm thấy rất nhàm chán vì đối phương quá nhạt nhẽo nhưng lại rất ngại khi châm dứt buổi nói chuyện thì phải làm gì? Lúc đó chúng ta nên nói tới những “chủ đề chốt” (cái này là khi chúng ta cảm thấy buổi nói chuyện đã bớt nhiệt đi và cũng đủ lượng thời gian rồi thì hãy nói).
 
Nên ngưng buổi nói chuyện khi:
.
Khi kết thúc buổi nói chuyện, chúng ta không nên hứa hẹn hợp tác, kết nối vào những lần sau. Thay vào đó, chúng ta hãy “cám ơn” người đối diện vì đã cho chúng ta cơ hội gặp mặt, nên nhận thức rõ ràng về việc người ta cũng đã tốn thời gian cho buổi gặp mặt này và đây là một buổi networking để Win Win 2 bên chứ không phải chỉ 1 người có lợi.
 
CHỐT: đừng nên hứa hẹn, vì nếu bạn đang nằm ở kèo dưới, bạn sẽ tốn nguồn lực hơn. Đi networking là để hút nguồn lực chứ không nên bị hút nguồn lực.
 
—–> Cách “tạm kết” buổi gặp nằm ở các yếu tố sau:
 

 

TẠM KẾT

.
Nói về networking thì nó là 1 kỹ năng rất quan trọng và còn dài dài dài các kw rất hay, rất chi tiết về nó mà bạn có thể tìm kiếm ở bất cứ đâu. Mình thì tự nhận mình k giỏi networking, đây là những gì mình note được từ buổi định hướng của anh Trần Thịnh Lâm – Founder của ATP Holdings, và kèm theo đó là những kiến thức mình lượm lặt, trải nghiệm ca nhân từ đó tới giờ, NOTE LẠI thì mới nhớ, mới biến kiến thức thành của mình. Dĩ nhiên, trong bài viết vẫn có những lỗi sai, những vấn đề thiếu xót trong quan điểm cá nhân, mong mọi người lượng thứ. Hi vọng nhận được phản hồi của mọi người về chủ đề này cũng như các đóng góp để mình hoàn thiện chủ đề hơn. Xin cám ơn!
 
Leo Minh – Co founder ATP ACademy
Exit mobile version