Nghề viết Content Marketing – Lời tự sự của dân cầm viết

Nghề viết content marketing rất ... bạc
5/5 - (2 bình chọn)
Trước khi mấy bác đọc bài này thì mình cũng nói trước, bài này không phải là một bài “khuyên” không nên theo nghề viết Content Marketing. Nghề nào, cũng là nghề, cũng đều có khổ cực, cũng đều có khó khăn… nhưng cũng có những lúc bức phá, bùng phát…. tiền thì cũng không thiếu nhưng vấn đề là có “thỏa mãn” được hay không… nên cứ coi như bài này là một lời tự sự của mình đi hén .
———

Nghề viết Content Marketing rất .. bạc

Mình xin tự giới thiệu lần n chính thức, mình là …. không ai cả, chỉ đơn giản là một thằng làm trái ngành, cả nhiều năm chơi vơi trong trường đời, làm đủ thứ công việc trên mạng… và giờ thì dừng chân lại ở một người “blogger”, chuyên chia sẻ chứ cũng chẳng phải gọi là nghề Content… nói đúng hơn là “người viết lách”…
Đơn giản là bởi vì Minh “hành nghề” rất ít, ví dụ như một người làm Content thì thường sẽ nhận các job Content Freelancer, hoặc vào 1 công ty nào đó để làm việc… trải qua khá nhiều chông gai, ra được cái nghề… và từ đó chọn nó làm “con đường tiến thân”.. Mình thì không như vậy, mình làm nghề là vì “phục vụ công việc”… cho dự án, cho công ty, nên coi như không được tính là hành nghề viết Content Marketing nhỉ @@
.
Cũng bởi là phải làm việc cho chính dự án và công ty nên mình cũng hiểu cái nghề này nó BẠC như thế nào. Thông thường, bạn làm nghề Content thì bạn chỉ viết bài, chỉ tạo ra nội dung khi được giao… và bạn tự đánh giá của mình là hay hay dở dựa trên những ý kiến của đồng nghiệp, của người đọc xung quanh… nhưng Content mà mình làm thì nó phải “TẠO RA TIỀN”…. nó phải giúp cho dự án tăng trưởng, giúp cho bán được hàng, giúp…. “tăng thu giảm chi”… và rất khó để viết được content như vậy …. Một vài viễn cảnh của những sinh viên đang nghĩ về nghề Content:
  • – Ngồi viết bài website mỗi ngày
  • – Được tự do sáng tạo ý tưởng
  • – Công việc này cũng dễ, tuy mức lương không cao nhưng việc sẽ nhàn hạ
  • – Content chỉ là việc viết lách
  • -….
Và nếu những ai đang đọc bài này, đang có những suy nghĩ giống như vậy… thì bạn đang nghĩ đúng rồi đó @@. mà mới đúng có vài chục % thôi. Giờ mình sẽ đi phân tích tiếp về chữ “bạc” trong tiêu đề… nếu bạn vẫn chấp nhận được cái bạc đó thì… nghề này chính là nghề của bạn

Nghề viết Content Marketing là làm gì?

Phân biệt Content Writer và Copy Writer

Trước khi nói tới cái bạc thì mình sẽ liệt kê trước những công việc của nghề Content để chúng ta biết nghề Content là làm gì. Nghề Content thì nó rất rất rất muôn hình vạn trạng. Chỉ khi bạn làm ở những công ty lớn thì nó mới xuất hiện nhiều vị trí lạ lạ @@. Ở đây thì chúng ta sẽ thấy có 2 trường phái, 1 là Freelancer Content, 2 là làm Content chính thống, các công việc của chúng ta thường thấy như (Minh đi từ dễ đến khó nha):
  • Content Writer
  • Copy Writer
2 nghề này là 2 nghề chính nhất của nghề viết Content Marketing. Nói đơn giản, Content Writer là mình sẽ ngồi viết những bài viết theo thiên hướng chia sẻ giá trị cho người dùng, còn Copy Writer thì mình sẽ viết những nội dung thiên hướng về quảng cáo. Về mảng Digital thì nó có muôn hình vạn trạng về công việc của người làm Content, từ việc viết bài website (nhân viên SEO content), viết bài cho Group, Fanpage (social Content)… và đôi khi ở các doanh nghiệp SMEs thì… bị sai viết gì thì phải viết nấy, đôi khi là viết cả status thả thính cho sếp.
.
Lưu ý: Về nghề Content thì nó có muôn hình vạn trạng, Minh sẽ không nói sâu quá để các bạn dễ loạn.
Nói chung, nghề viết nó không rạch ròi mấy giữa các vị trí trong Content Marketing, trừ khi bạn đang làm việc trong một môi trường là công ty lớn, có phòng ban về Marketing riêng… hoặc là các đơn vị Agency đang hành nghề Content.
=>>> Chốt: nghề Content là “làm dâu trăm họ” nếu làm cho doanh nghiệp nhỏ SMEs (ai kêu gì viết đó), và sẽ được “cố định công việc” trong các doanh nghiệp lớn hoặc Agency (làm 1 nhóm công việc cụ thể)
.

Có nên làm freelancer content

Ngoài ra, còn có những người làm nghề tự do và ta gọi họ là Freelancer Content. Các công việc của Freelancer content thì cũng rất rộng (hầu như còn nhiều hơn là làm việc chính thức ở công ty)… như editor, nhà thơ, nhà báo tự do, tác giả, người viết blog, …..
NHƯNG, nếu bạn đang nghĩ mình sau này sẽ chọn nghề Freelancer Content “toàn thời gian” thì mình khuyên bạn nên suy nghĩ lại. Freelancer Content chỉ có thể là nghề tay trái… nếu bạn là người mới, hãy cứ vào 1 công ty mà làm @@ (nếu anh chị nào đang làm chủ thì mình xin lỗi nhưng cũng sẽ có những điểm lợi riêng khi tuyển nhân sự Content, nếu ai thắc mắc thì bình luận đi Minh giải thích cho nha)… vì nếu làm Freelancer toàn thời gian, bạn sẽ gặp các vấn đề:
.
  • – Bị gánh nặng “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”
  • – Thiếu kiến thức, kỹ năng, chưa hòa mình được với nghề —-> dễ bị refund
  • – Không có nhiều case study để show cho khách hàng
  • – Không có môi trường khắt nghiệt giống công ty để rèn luyện tay nghề
  • – Không CÓ KHÁCH….
  • – ….
.
Với người mới, nếu được thì bạn hãy có 1 công việc chính, công việc đó là nghề Content nữa thì càng tốt, giai đoạn này là giai đoạn chúng ta phải HỌC HỌC HỌC… học cho đến khi thành tài, học cho đến khi thất bại càng nhiều càng tốt để có kinh nghiệm. Chúng ta sẽ hiểu được:
.
  • – Vì sao content lại giúp doanh nghiệp ra tiền
  • – Những yêu cầu cụ thể của khách, của chủ, của leader….
  • – Những “vấn đề” hay gặp phải, các quan điểm trái chiều của người viết Content và người làm Kinh doanh (những cuộc cải nhau không hồi kết)
  • – Rèn luyện tính nhẫn nhịn (tránh tình trạng “chưa trải sự đời” )
  • – Nuôi uy tín, tạo ra thương hiệu cá nhân (nhiều khách hàng cũ biết tới mình, biết khả năng, năng lực của mình)
  • – ….
Từ những điều như vậy chúng ta mới có thể phát triển với nghề này… không bị miếng cơm manh áo tạo áp lực vì thực tế nghề này đối với người mới thì lương cũng không cao lắm.
.
—–> Hãy chọn nghiệp Freelancer là việc tay trái, vẫn nên có 1 công việc chính, khi nào giỏi rồi thì muốn làm freelancer full time thì làm (mà lúc giỏi thì chẳng mấy ai muốn làm ngày nào xào ngày nấy )
.

Gía trị của người hành nghề viết Content Marketing

Vì sao Minh lại nói nghề này rất bạc?
.
Chúng ta là người làm Content, nhưng thực sự thì bao nhiêu người biết được “giá trị” của bản thân? Bao nhiêu người biết bài viết mình viết ra, nội dung mình viết ra kiếm được bao nhiêu tiền cho doanh nghiệp? Ai biết được mỗi tháng lương chúng ta là 6tr, 10tr có xứng đáng hay không? hay cũng chỉ là sếp phát lương sao thì mình nhận nhiêu đó, khi nào bị down 1 2 tr thì lại làm ầm ĩ lên đòi quyền lợi?
.
Cái bạc của nghề Content là vậy đó, nếu bạn không chứng tỏ được giá trị của mình, thì sẽ không thể đòi hỏi về lương bổng, người ta bảo sao, thì nghe vậy…. KHÔNG CÓ TIẾNG NÓI KHI KHÔNG KIẾM RA TIỀN.
.
Nếu đi so sánh với các nghề như chạy quảng cáo, bán hàng, v.v….. thì đôi khi họ chạy cái rẹt là ra tiền, ra đơn… còn của chúng ta thì không như vậy, bài viết có khi đăng lên chẳng mấy ai đọc…. Dù viết hay đến cỡ nào thì nó cũng chỉ là giấy vụn… và theo thời gian thì nó sẽ làm ảnh hưởng tâm lý, khiến bản thân tự ti, bực tức, mệt mỏi…. (trừ những ai có tâm lý an phận, hoặc những ai đã lên 1 level mới)
VD: thử định giá 1 bài viết của bạn xem, vì sao bài đó là 80k…. vì đó là GIÁ THỊ TRƯỜNG…. và giá thị trường định giá bởi điều gì @@.
.
—–> Nếu không tự định giá được giá trị của bài viết… hoặc GIÁ TRỊ của bản thân, thì nghề này rất bạc
.
Minh biết rõ điều trên vì Minh cũng là người đã tuyển rất nhiều người làm Content, và hầu như cũng chẳng có ai dám đứng lên chứng minh giá trị bản thân khi còn là một nhân viên, còn là một người mới. Cũng đúng thôi, người mới mà dám mở miệng thì … Nhưng ý Minh nói ở đây là mình dù là người mới, vẫn đang rất nhiệt huyết, vẫn đang còn thời gian, còn sự nhẫn nhịn thì hãy cố gắng hướng tới GIÁ TRỊ thực sự để sau này qua giai đoạn newbie, qua giai đoạn nhẫn nhịn rồi thì còn có cái mà tiến.
.
VD: một bài viết của Minh có giá bao nhiêu nếu tính theo thang điểm giá trị trong Marketing và Kinh doanh?
Đối với người làm kinh doanh, thì quan trọng nhất là “tăng thu và giảm chi” —-> 1 đồng bỏ ra, ít ra cũng phải huề vốn, hoặc đem lại lợi nhuận
.
—-> 1 bài viết làm sao để huề vốn ?… điều này đối với các doanh nghiệp SMEs, các leader Marketing đôi khi cũng không nghĩ đến @@
.
Đơn giản là hoạt động viết bài website đi, 1 bài viết đăng lên website nếu website có sẵn trafic thì đôi khi tiếp cận được 1000 người, còn traffic =0 thì không có người nào. —-> khi website có traffic tự nhiên mỗi ngày thì bài viết là có giá trị, còn website mới toanh thì không có giá trị?
.
Nói như trên cũng đúng, nhưng bài viết web thì có nhiều công dụng:
“giá trị” được tính bằng kết quả, hay trên nền tảng Digital thì nó là lượt like, share, comment…. và “chuyển đổi”.
Câu hỏi: Khi bạn viết bài, bạn có cố gắng hướng tới “bài này phải được bao nhiêu like”, “chuyển đổi bao nhiêu tiền” cho khách hàng không? Nếu không thì đừng nói tới việc định giá giá trị bản thân.
1 bài viết Minh viết trong 3 tiếng:
.
  • – 2000-3000 từ
  • – Đăng lên tường nhà được 200-500 like 50-100 cmt
  • – Đăng vào 5-10 group đạt được vài nghìn like, 500-1000 cmt
  • – Từ bài viết trên tường nhà chuyển đổi được 10-20 đơn hàng
.
——> 3 tiếng Minh kiếm được ~2000 like, 500 CMT (trung bình) và 10 đơn hàng, mõi đơn 300-500k (khóa học). Nếu tính theo Facebook ads, 2000 like thì mình phải chạy cỡ 3-5tr-10tr (tùy ngành)
.
——> nếu tính 5tr, thì bai viết của Minh sẽ có giá khoảng 1tr-2tr (thông thường bỏ 1 đồng phải kiếm về 4-5 đồng)
——> Nếu trả Minh 200k 1 bài, Minh không viết , trả 1-2tr thì còn suy nghĩ, trả 5tr-10tr viết luôn
.
CHỐT: phải hiểu được 1 bài viết đem đến kết quả như thế nào thì mới “tìm cách rèn luyện” hợp lý… nếu không thì nghề này nó cứ bạc bẽo mãi thôi.

Các cấp bậc và mức lương trung bình của dân viết Content Marketing

  1. Junior: 0- 1,2 năm kinh nghiệm: lương 6-10tr
  2. Senior: 2-5 năm kinh nghiệm (hoặc có đủ kiến thức, kinh nghiệm, casestudy, kết quả): 10-15tr + hoa hồng (nếu có)
  3. Manager: trên 5 năm kinh nghiệm (hoăc có đủ kiến thức, kinh nghiệm, casestudy, kết quả, khả năng quản lý, có mqh tốt): 15tr – 20tr (hoặc ở các công ty lớn tính bằng nghìn đô)
.
Thực ra, các con số này cũng chỉ là những con số tượng trưng, có những người Minh biết trong 1 năm họ đã tăng lương từ con số căn bản lên hàng chục triệu 1 tháng… vì họ đi rất đúng hướng. Vậy hướng đi nào cho người muốn theo nghiệp Content?
.

Lộ trình phát triển cho người làm nghề viết Content Marketing

Nếu bạn đã là người có kỹ năng, có kinh nghiệm… không cần đọc những điều này vì bạn đã có lối đi, có con đường của riêng mình, cũng đã có đủ kỹ năng, quan điểm, nhận xét đủ ổn để biết sắp tới mình cần làm gì để phát triển. Nhưng nếu bạn là người mới, mình hi vọng bạn có thể đọc kỹ phần này. Minh sẽ chia con đường phát triển của Newbie Content ra làm 5 bước đó chính là :
  • Tạo Mindset: cái này rất quan trọng, với Minh thì có 1 mindset xuyên suốt là “Viết content thì phải giúp doanh nghiệp kiếm ra tiền… hoặc ít nhất là cải thiện tương tác”.
  • Lập Thói quen: Đọc sách mỗi ngày, viết mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày (có kỹ năng hết nha). Kỷ luật, kiên trì, hiếu học, không tự kiêu, chịu hạ mình để lắng nghe, học hỏi.
  • Rèn luyện Kỹ năng viết: cái này thì khỏi bàn rồi, kỹ năng đặt tiêu đề, các loại tu từ, công thức viết content vân vân và mây mây
  • Nghiên cứu, tìm tòi thông tin mới: với người làm nghề Content thì “thông tin” là một trong những điều cực kì quan trọng. Ngoại trừ việc học viết thì bắt buộc mình phải bắt trend, nắm thông tin để có thể “thiên biến vạn hóa” khi hành nghề (sáng tạo).
  • Là người mới, chúng ta cần phải tạo được nền móng vững chắc, sau này sự phát triển cũng sẽ good hơn rất nhiều (như trong truyện kiếm hiệp, càng “tôi cốt” – luyện cốt càng nhiều lần thì sau này thành tựu võ học đạt được càng cao )

—-> chúng ta cần phải rèn luyện:

.
Đây là giai đoạn chúng ta cần KIẾN THỨC NỀN đủ ổn nên cứ việc học học học và học, đừng quan tâm nhiều chuyện khác. Học càng nhiều càng tốt, có cơ hội thực hành thì cứ nắm bắt lấy… để còn sai nhanh, sai nhanh thì mới ngộ đạo nhanh, ngộ đạo nhanh thì sẽ LÀM ĐÚNG.
.

Tạo mindset

.
Thực chất, việc tạo mindset này chỉ đơn giản “cuộc đời không phải chỉ là màu hồng”. Đừng nghĩ mình viết được 1 bài viết là sẽ được khách hàng chấp nhận, sếp, leader chấp nhận. Chúng ta luôn phải học mỗi ngày, cải tiến mỗi ngày và từ đó nó mới giúp cho chúng ta có được một TINH THẦN THÉP để chống chịu trước sự xô đẩy của công việc, của người khác.
.
Điều kiện cần và đủ:
Hãy làm một Conten-er “tốt tính” (mindset số 1)
  • – Chúng ta luôn làm đúng yêu cầu được giao
  • – Chúng ta luôn làm đúng với lương tâm (đừng có kiểu “thôi chỗ này chắc chẳng ai để ý, làm đại chút”)
  • – Chúng ta luôn nghĩ cho người khác khi làm việc
  • – Chúng ta luôn “‘đứng ở vị trí người khác mà suy nghĩ
  • – Chúng ta luôn làm “đúng”, không tham lam vụ lợi
Hãy làm một Content-er “có giá trị” (mindset số 2)
  • – Chúng ta luôn hướng về mục đích chúng
  • – Chúng ta luôn tạo ra giá trị cho người khác
  • – Chúng ta không chờ đợi để được giao việc và làm trong trạng thái hời hợt
  • – Chúng ta không tạo ra những Content “rác”
  • – Chúng ta viết với tiêu chí ” trao giá trị” cho khách hàng
  • – Chúng ta viết với tiêu chí “kiếm nhiều like” cho công ty
  • – Chúng ta viết với tiêu chí “chuyển đổi đơn hàng cho công ty”
  • – ……
Hãy làm một Content-er “hiếu học” (mindset số 3)
  • – Chúng ta never stop learning
  • – Chúng ta never stop sharing (kỹ năng tự học)
  • – Chúng ta never stop working
  • – Chúng ta luôn luôn say yes , bước lên trước để nhận việc, để học tập
  • – Chúng ta luôn luôn đặt câu hỏi tại sao, như thế nào
  • – Chúng ta không đợi được dạy, chúng ta phải đi học
  • – Chúng ta luôn tìm tòi, học hỏi… và mãi mãi như thế.
  • .
Hãy làm Một Content-er “‘đa năng” (mindset số 4)
  • – Đừng bó buộc bản thân chỉ viết 1 loại nội dung
  • – Đừng ngại khi phải học photoshop, canva để thiết kế ảnh với lý do “việc này của designer mà”
  • – Đừng ngại khi mình đang viết bài website lại bị bắt đi “viết bài bán hàng”
  • – Đừng ngại khi được giao một việc gì đó “hơi khác Content”
  • – …..

4 Mindset đó sẽ là bộ core chính về tư duy, nếu co thể giữ vững 4 mindset này, chắc chắn chúng ta sẽ phát triển rất nhanh. Người ta thường nói “viết hay không bằng hay viết”, giữ vững phong độ này thì chúng ta có thể trở thành cây viết “lâu năm”…. (giỏi không thì phải xem tiếp =))) )

.

Tạo ra các thói quen cho nghề Content

Bạn lái xe thì có quán tính của lái xe (đôi khi vừa lái xe vừa suy nghĩ vẫn có thể về đến nhà) thì làm Content cũng vậy, những thói quen sẽ dần dần biến các kỹ năng của chúng ta thành quán tính, từ đó thì việc viết content sẽ trôi chảy hơn rất nhiều.
1. Thói quen 1: viết mỗi ngày
Thiệt chứ lâu lâu mà không viết lại, toàn đi training, đặt tay vào viết 1 bài mới để chia sẽ thì chắc chắn sẽ sượng 100%, ngay cả người làm Content lâu năm nếu không viết thường xuyên thì chắc chắn cũng sẽ lục nghề. ĐỪNG ĐỂ ĐIỀU ĐÓ XẢY RA:
  • – Viết mỗi ngày
  • – Bạ đâu cũng viết được
  • – Viết đủ mọi thứ trên đời (nhưng quan trọng nhất vẫn là tự vấn và đúc kết)
  • – Không nhất thiết phải viết 1 bài hoàn chỉnh, bí quá thì cứ viết về bất kì điều gì và đăng lên 1 môi trường nào đó
  • – …..
—–> Việc viết thường xuyên sẽ giúp chúng ta NHỚ, PHẢN XẠ, những yếu tố quan trọng nhất của người viết lách (cứ viết viết viết cho nhiều trước rồi sau đó áp dụng kỹ thuật vào sẽ ngọt hơn nhiều… và quan trọng hơn là viết mỗi ngày thì chúng ta sẽ có CHẤT riêng)
2. Thói quen 2: đọc mỗi ngày
Hổng cần biết đọc gì, cứ đọc mỗi ngày đi… Đọc truyện tranh cũng được, đọc báo cũng được, đọc gì cũng được, nhưng phải đọc. Việc đọc mỗi ngày sẽ giúp cho chúng ta có “thói quen đọc” từ đó chúng ta có thể:
  • – Đọc sách cả ngày mà không thấy chán
  • – Đọc các bài viết dài mà không thấy nản
  • – Tập tính kiên nhẫn
  • – Tập tính logic, phân tích, suy luận
  • – …..
Nhưng tốt nhất vẫn nên đọc sách về Marketing, sách về kinh doanh, sách về kỹ năng viết lách, content (vẫn đọc truyện tranh truyện chữ các kiểu kèm theo ). thói quen này mới đầu sẽ rất khó chịu, nên chúng ta nên đọc từ những cuốn sách mà chúng ta thích đọc như tiểu thuyết, truyện chữ, truyện tranh, sách du lịch, sách nấu ăn
-> Làm cho mắt quen với việc đọc sách
-> Làm cho cơ thể quen với việc đọc sách
-> Làm cho giờ giấc sinh hoạt “có một khoảng thời gian” giành cho việc đọc sách
-> Cuối cùng là học cách đọc sách, cách đúc kết khi đọc sách nữa là ổn
Môi trường đọc:
  • – Các group Facebook
  • – Các blog
  • – Các website ngành
  • – Các Profile của các thầy
  • – Các fanpage
  • – …..
Thói quen này giúp chúng ta:
  • – Tăng vốn từ
  • – Tăng nguồn thông tin
  • – Tăng sự hoạt động của não (tập thể dục cho não)
  • – ….
3. Thói quen 3: Cải thiện sức khỏe, tinh thần
Có một sự đau đầu nhẹ là những người làm Content lâu năm, ai nấy đều bị … bệnh văn phòng (google search để biết thêm )… sự sáng tạo chỉ đến khi chúng ta có một tinh thần tốt, sức khỏe tốt….
—–> Luôn cho mình sức khỏe tốt, đừng để việc ăn, rồi viết, rồi nằm, lại ăn, lại viết, về trễ lại nằm…. tin mình đi, béo như heo rồi lại than trời
4. Thói quen 4: Cải thiện thế giới quan
Cái này là nhắc khéo thường thì những người làm Content hay, cái đầu họ cũng hơi dị dị 1 chút =))) Trước Minh cũng hay bị vậy nên hay có các status “sống như người bình thường”… về cái này thì mọi người tự coi và điều chỉnh nha
.
“CÁC THÓI QUEN TỐT SẼ GIÚP CẢI THIỆN NGHỀ NGHIỆP” —-> True
.

Rèn luyện các kỹ năng

Phần này thì nói đúng hơn là chúng ta đang cố gắng để có thể làm việc được thông minh hơn, rèn luyện các kỹ năng quan trọng cho việc viết. Các kỹ năng quan trọng như:
  • – Kỹ năng tạo tiêu đề
  • – Kỹ năng trình bày
  • – Kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ
  • – Kỹ năng story telling
  • – Kỹ năng sáng tạo
  • – Kỹ năng lập dàn ý
  • – Kỹ năng triển khai ý
  • -…..
Rất nhiều kỹ năng trong ngành, ngoài ra còn có các kỹ năng đời sống như:
  • – Kỹ năng quan sát
  • – Kỹ năng tự vấn
  • – Kỹ năng tìm kiếm thông tin
  • – Kỹ năng đọc sách nhanh
  • – Kỹ năng chia sẽ
  • – …..
Nói thực thì về kỹ năng viết nó có hàng tá thuật ngữ, hàng tá công thức v..v… nhưng mình thì cảm thấy chỉ có 2 cái quan trọng nhất mà người làm Content cần quan tâm đó là
  • – Tâm lý khách hàng
  • – Hành trình khách hàng
Người viết giỏi là người có thể điều hướng tâm lý khách hàng và khiến cho họ hiểu, hành động, có cảm xúc theo những gì mà mình viết (ngòi viết là vũ khí)
—–> Hãy dành thêm thời gian để hiểu những cảm nhận của người đọc.

Nghiên cứu, tìm tòi thông tin

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của người làm nghề viết đó chính là “thiếu thông tin”. Thiếu thông tin sẽ dần đến việc:
  • – Thiếu kiến thức để viết
  • – Không sáng tạo được
  • – Viết những thứ lỗi thời
  • – Theo sau thời đại.
  • …..
Và quan trọng nhát của việc nghiên cứu, tìm tòi thông tin là kỹ năng Research, tìm được đúng sách để đọc, đúng bài để xem, đúc kết, chắt lọc thông tin v.v….
Các nơi có thể học kiến thức:
  • – Sách: coi 8 tỉ cuốn sách, nên coi 1 bộ sách về Content mà Minh giới thiệu trong bài học tiếp theo để đúc kết ra được kiến thức nền.
  • – Video: nên xem qua các video của các thầy dạy Content (bài 3 có list của những người trainer hay chia sẻ nha)
  • – Fanpage: Các fanpage về Marketing, về kinh doanh, về Content cũng là nơi đăng tải khá nhiều kiến thức hay ho (trong bài 3 có luôn)
  • – Khóa học: Cái này thì Minh không dám recommend, đối với người mới thì cái gì cũng cần học, cái gì cũng cần biết… Vậy thì khóa nào cũng nên học mà vì nhà nghèo, lại nheo nhóc trà sửa nên thôi, khóa nào ÍT TIỀN – NỘI DUNG NHIỀU thì học, khóa nào mắc quá mà nội dung sơ sài thì thôi bỏ qua 1 bên. (khóa 99k của Minh chẳng hạn )
  • – QUAN TRỌNG: các Case study, các bài mẫu, các nội dung người khác viết. Minh đọc các bài viết hay của các chuyên gia mỗi ngày, không chỉ để học các kiến thức mà còn là cách người ta viết, cách người ta chia bố cục, các sự “sáng tạo” hay ho….KỸ NĂNG COPY CAT
—-> Rèn giũa bản thân là điều quan trọng nhất, từ kiến thức nền, tính cách, thực hành…. chúng ta đều phải hướng tới “hiểu bức tranh tổng quan của người làm nghề viết, và biết học hỏi những người đi trước, tham khảo, đúc kết, sáng tạo… tự tạo ra các kết quả đủ để pass level newbie.

Tổng kết

Rồi, chúng ta đã qua được giai đoạn “người mới” thì nên làm gì, theo gì… tạm dừng kết thúc phần 1, phần 2 chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thêm về việc “học gì”, học như thế nào, chuyên sâu hơn… bài này coi như tổng quát kiến thức nha, thả tim cho Minh để Minh viết tiếp phần 2 nào
Leo Minh – Co founder ATP Academy

Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:

SĐT/Zalo: 0398466445 (Miss Dung)

Facebook: Thanh Dung

Exit mobile version